Thưc tế, bạn cũng có nguy cơ cao mắc phải các bệnh cần cảnh giác như ra mồ hôi thất thường, viêm họng hay cường giáp trong mùa hè.

Ảnh minh họa

 
 
Hầu hết mọi người đều biết mùa hè là thời điểm các bệnh tiêu hóa, viêm nhiễm, da liễu… có nguy cơ bùng phát cao, vì vậy, ai cũng "nâng cao cảnh giác" để đề phòng các bệnh này. Cũng chính vì chủ quan mà nhiều người không đề phòng những bệnh khác.
 
Không nhiều người cho rằng, ra mồ hôi thất thường, viêm họng hay… là những xuất hiện trong mùa hè. Nhưng thực tế, nếu không chú ý giữ sức khỏe, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh này.
 
1. Bệnh thiếu khí (Ra mồ hôi bất thường)
 
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cơ thể tăng khiến cho chúng ta dễ bị ra mồ hôi mỗi khi hoạt động, vận động, nhất là vận động nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng ra mồ hôi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh nào đó.
 
Nếu bạn thường xuyên ra nhiều mồ hôi trong khi chỉ hoạt động nhẹ thì rất có thể là do cơ thể yếu, ăn uống kém dinh dưỡng do thiếu khí. Nếu lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, kèm theo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, táo bón, phần lớn là mắc bệnh liên quan đến đường ruột. Nếu mồ hôi ra nhiều ở tay kèm theo triệu chứng khô miệng, răng sưng đau, phần lớn là do nhiệt dạ dày và bạn cần ăn nhiều thực phẩm mang tính lạnh như: đậu phụ, đỗ xanh, mướp đắng, cải thảo, rau cần, chuối… 
 
Trong trường hợp bạn ra nhiều mồ hôi ở trán, đầu kèm theo hiện tượng chướng bụng, khát nước, không muốn ăn… thì bạn cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh thanh đạm vì có thể bạn đang bị thừa đạm. Còn nếu ra nhiều mồ hôi kèm theo hiện tượng thể lực yếu, dạ dày khó chịu, buồn nôn, cơ thể phát nhiệt, lưỡi dày, vàng… thì cần tuyệt đối tránh đồ ăn có vị cay, nóng.
2. Bệnh viêm họng
 
Nhiều người nghĩ rằng, mùa đông, trời lạnh, nguy cơ viêm họng cao, còn mùa hè thì khả năng bị viêm họng là thấp. Tuy nhiên, thực tế, bạn vẫn có nguy cơ cao bị viêm họng trong mùa hè. Viêm họng có thể do môi trường ô nhiễm, do uống nước lạnh kết hợp với thức ăn ướp muối khiến cổ họng bị ngứa rồi viêm. Ngoài ra, viêm amidan cũng là nguyên nhân gây ngứa họng và ho.
 
Vào mùa hè, những nguyên nhân chính gây ra viêm họng bao gồm: ăn uống thực phẩm lạnh, nằm điều hòa, quạt ở nhiệt độ quá thấp hoặc chiếu thẳng vào người, cơ thể thiếu nước… Hầu hết trường hợp bị viêm họng trong mùa hè là viêm họng cấp. Viêm họng cấp nếu không được điều trị rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (ở trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là có thể gây nhiễm khuẩn huyết.
 
Khi bị viêm, bắt buộc chúng ta phải dùng kháng sinh nhưng kháng sinh cũng gây hại cho sức khoẻ và nếu dùng lâu, dùng nhiều cũng gây lờn thuốc. Vậy nên cách tốt nhất là bảo vệ họng không bị viêm.
3. Bệnh cường tuyến giáp
 
Ít ai biết được rằng, vào mùa hè, khả năng bị bệnh cường tuyến giáp (bệnh cường giáp) ở con người lại tăng lên. Đó là bởi vì bức xạ từ ánh mặt trời do năng nóng có thể gây ra tình trạng này. 
 
Tuyến giáp là một tuyến nằm ở cổ. Tuyến này sản xuất hormone thyroxin điều khiến mức chuyển hóa cơ bản của cơ thể, tức là điều khiển các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Nếu một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp hoạt động quá mạnh và sản xuất ra quá nhiều thyroxin (tình trạng này thường gặp vào mùa hè, khi cơ thể phải đối mặt với nhiều bệnh) thì chmức năng chuyển hóa cơ bản tăng và có thêm nhiều triệu chứng đi kèm. Tình trạng này gọi là cường tuyến giáp, nhiễm độc tuyến giáo hay bướu cổ độc…
 
Triệu trứng là người bệnh thường xuyên thấy nóng, đổ mồ hôi, rối loạn tâm lý, tim đập nhanh, phù mắt, sụt cân (dù ăn nhiều), khát nước, tiểu tiện nhiều, tay run, rụng tóc. Bệnh này cần điều trị cẩn thận, lâu dài dưới sự theo dõi của bác sĩ. Giải pháp cho bạn là hạn chế ra ngoài trời nhiều trong thời tiết nắng nóng.
 
Nguồn: afamily

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *