Những que kem mát lạnh luôn là món khoái khẩu của mọi người mỗi khi hè đến. Tuy nhiên, khi ăn, cần lưu ý những điểm sau:

1. Kem là thực phẩm có lượng đường cao, khó tiêu hóa, tạo cảm giác chán ăn.

Đường dùng để làm kem chủ yếu là đường tinh luyện, ăn nhiều không tốt cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trung bình mỗi người mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 30g đường tinh luyện. Vì thế, nếu một đứa trẻ được cho ăn vài hộp kem, rồi sữa, nước ngọt và các thực phẩm chứa đường khác trong cùng 1 ngày thì hiển nhiên là lượng đường đứa trẻ “dung nạp” chắc chắn sẽ vượt qua con số 30g.

Vì kem có chứa rất nhiều đường nên khi ăn nhiều bạn sẽ có cảm giác “no giả tạo”. Các nghiên cứu khoa học cho thấy phải mất 3 giờ đồng hồ cơ thể của chúng ta mới tiêu hóa hết 100g kem. Vậy là trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ không muốn ăn thêm bất kỳ thực phẩm gì.

Nhiệt độ của kem cũng rất thấp, trên dưới 0oC, trong khi nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37oC nên khi kem được đưa vào cơ thể, ruột và thành dạ dày sẽ co lại theo phản ứng tự nhiên, khiến cho dịch vị được tiết ra ít hơn, làm chậm quá trình tiêu hóa. Ăn nhiều kem trong một lúc còn có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Trong 100g kem có chứa khoảng 74,4g nước, 2,4g protein, 5,3g mỡ, 17,3g đường, còn lại là vitamin A, B2, E và một số nguyên tố vi lượng khác như kẽm, kali vv…Nói cách khác, lượng dinh dưỡng trong 100g kem tương đương với lượng dinh dưỡng có trong 35g cơm.

2. Người béo ăn kem sẽ càng béo, người gầy ăn kem sẽ càng gầy.

Để chứng minh cho luận điểm trên, các nhà khoa học đã lý giải như sau: Hầu hết những người béo đều có hệ tiêu hóa rất tốt, nên có thể hấp thụ tối đa lượng dinh dưỡng dồi dào trong kem, khiến cho cân nặng của họ không ngừng tăng cao. Trái lại, những người gầy có hệ tiêu hóa kém hiệu quả hơn, nên sau khi ăn kem, họ bị cảm giác “no giả” “đánh lừa” sinh ra cảm giác chán ăn.

Các nhà khoa học khuyên không nên ăn kem vào buổi sáng sớm, lúc dạ dày trống, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Những người có thể trạng yếu, chức năng tiêu hóa kém, người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao vv…cũng không nên ăn kem.

3. Kem không thể thay thế sữa bò

Mặc dù nguyên liệu chủ yếu để sản xuất kem là sữa bò nhưng trải qua quá trình chế biến và bảo quản lạnh, các chất dinh dưỡng trong sữa không còn tồn tại ở dạng nguyên thể. Hầu hết chúng đã kết hợp với các chất khác tạo thành dạng hợp chất. Vì vậy, ăn một que kem không thể thay thế cho 1 cốc sữa.

Theo dantri

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *