+ Ô-tô khi xuống dốc hay chạy nhanh, đột ngột phát giác hộp phanh mất tác dụng. Lúc này chỉ có thể tận dụng động cơ, vật chướng ngại bên đường để làm giảm tốc độ xe và xung lực.

+ Giữ vững tay lái, nhìn chăm chú phía trước.

+ Không tắt động cơ, tận dụng động cơ để chế ngự tốc độ xe, tìm cách chuyển sang số thấp. Nhưng khi đổi số nhất thiết phải chú ý, phải dần dần từng bước đổi sang số thấp. Đổi số quá nhanh, thân xe sẽ tròng trành dữ dội, có khi không cách gì chuyển sang số thấp được. Lúc này xuống dốc hay lên dốc đều rất nguy hiểm.

+ Chậm rãi kéo hộp phanh tay, rồi dẫm bàn đạp hộp phanh. Dẫm xong buông ra, tạm thời hộp phanh mất tác dụng có thể khôi phục như bình thường. Nhưng không được kéo mạnh hộp phanh tay vì có thể làm cho bánh sau bị khóa lại khiến xe bị trượt.

+ Nếu không có cách gì kịp thời giảm tốc hay dừng xe thì điều khiển xe lên lề đường hay dốc nghiêng nơi rộng rãi để tránh tai nạn xảy ra.

+ Nếu khi xuống dốc, hộp phanh tay mất tác dụng, tốc độ xe thường càng ngày càng nhanh. Nếu là đường dốc thẳng tắp, xe cộ và người đi bộ ít thì có thể vấn đề không lớn lắm. Nếu là đường cong vòng núi, hay gặp người, xe cộ rất nhiều thì cần sớm tìm cách dừng xe lại : Điều khiển xe về phía vách tường, vách núi, để thân xe ma sát vào vách tường, vách núi, giảm tốc làm ngừng xe. Cũng có thể cọ xát vào các cây lớn bên đường khiến tốc độ xe giảm chậm dần rồi ngừng hẳn. Đồng thời lúc này mở đèn vàng, liên tục bấm còi ô-tô, báo động cho người đi bộ và xe cộ ở phía trước, ra hiệu cho họ cố gắng tránh đường.

+ Hộp phanh mất tác dụng khi xuống dốc, dốc cong, sau khi đụng xe, đụng người lại lật xe gây thương vong thì nên tận dụng mọi cơ hội cọ xát xe vào vật chướng ngại, thậm chí nghiêng xe vào vật chướng ngại để làm giảm tốc độ, ngừng xe. Như vậy, cho dù ô-tô bị hư hỏng nặng nề nhưng lại tránh được những tai nạn thảm khốc.

+ Hộp phanh mất tác dụng khi lên dốc, hơi dừng lại rồi chạy tiếp, xe rất khó khởi bộ lại. Vì chân trái phải khống chế bộ ly hợp, chân phải từ bàn đạp hãm xe di chuyển lên bàn đạp van dầu, ô-tô sẽ trượt ra sau. Lúc này nếu có xe đồng hành thì bảo họ xuống xe, dùng cục gỗ hay cục đá lớn hình tam giác chặn ở dưới hai bánh xe sau để chống trượt. Cũng có thể dùng mũi bàn chân phải đạp bàn đạp hãm xe, gót bàn chân phải di chuyển lên bàn đạp van dầu, sau khi hơi thêm dầu thì thả bàn chân trái ra. Sau khi ô-tô khởi động lại thì thả hoàn toàn đầu bàn chân phải.

+ Nếu ô-tô trượt ra phía sau thì nhanh chóng chuyển động tay lái cho xe cọ xát vào đá bên đường, đồng thời đạp gấp bàn đạp hãm xe.

+ Khi chạy qua đường ngập nước, để hộp phanh tay bị kẹt chặt hay mâm hộp phanh bị ướt thì hộp phanh tạm thời bị mất tác dụng.

+ Khi xuống dốc, nếu hộp phanh dùng quá lâu quá nhiều, dẫn đến quá nóng cũng khiến hộp phanh tạm thời mất tác dụng. Có khi hãm xe quá mạnh tạo nên sự ma sát quá lớn cũng sẽ dẫn đến hộp phanh tạm thời bị mất tác dụng. Cần chú ý những điều này.

(sưu tầm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *