Không phải ai cũng là người nội trợ giỏi giang trong việc cắt giảm chi phí, kết quả là “tiêu” tiền nhiều hơn “kiếm” tiền.

Vậy là chẳng những không cắt giảm được mà ngân sách còn bị hao hụt. Chúng tôi sẽ tiết lộ cho bạn bí quyết cắt giảm ngân sách tối đa. Theo ý kiến của chuyên gia, ý định cắt giảm chi tiêu thường gặp phải thất bại bởi những nguyên nhân sau đây:

– Đặt mục tiêu quá cao

Bạn thường đặt mục tiêu quá cao so với khả năng cắt giảm chi tiêu của mình. Việc thất bại trong những ngày đầu tiên sẽ làm bạn nản chí, và trượt xa dần so với mục đích chi tiêu ban đầu, và thế là kế hoạch cắt giảm chi tiêu tháng này của bạn thế là phá sản.

– Thói quen cố hữu

Bạn có thói quen chi tiêu vung tay mà không suy nghĩ? Bạn thường chi tiêu vượt qua ngân sách? Những thói quen chi tiêu cố hữu đang dần trở thành kẻ thù đối với túi tiền cũng như ngân sách gia đình của bạn đấy.

– Không quản lý chi tiêu

Nhiều chị em phàn nàn rằng đi chợ giống như bị “mất cắp”, và đổ lỗi cho bão giá mà không biết rằng chính thói quen không minh bạch trong tài chính đang “ăn cắp” chi tiêu của chính bạn. Để minh bạch hóa tài chính, bạn nên bắt đầu công việc ghi chép hàng tháng chi tiêu cho gia đình, nhằm quản lý đồng tiền và chi tiêu một cách hiệu quả. 

 
Mua đồ second-hand cũng là cách để tiết kiệm tiền. (Ảnh minh họa)

 

Làm gì để cắt giảm chi tiêu?

1. Lập ngân sách hàng tháng

Nếu bạn luôn chi tiêu “tự ý” mà không có ngân sách bạn lập ra không hiệu quả, đã đến lúc bạn nên lập các ngân sách cho mỗi tháng. Trước khi nên ngân sách cho gia đình, bạn phải có cái nhìn nghiêm khắc đối với chi tiêu tháng trước, xem lại tất cả những khoản chi phí trong 1 tháng của gia đình.

2. Đặt câu hỏi

Đây là mẹo vặt dành cho những người thường xuyên “vung tay quá trán”. Trước khi quyết định mua bất kỳ món đồ nào, bạn nên tự hỏi: Mình có thật sự cần nó không?

3. Xác định mục tiêu

Bạn đã quen với việc chi tiêu tự do trong nhiều năm, do đó bạn cần một mục tiêu để tuân theo. Nhiều chị em dễ nản lòng, và bỏ cuộc, họ cần một phần thưởng để khích lệ họ tiếp tục tuân theo ngân sách. Việc theo dõi số tiền mà bạn đã cắt giảm được sẽ có tác dụng khuyến khích bạn đi tiếp.

4. Tận dụng coupon

Đừng ngại tìm và cắt các phiếu coupon từ các tạp chí mua sắm và ra đổi ở các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng bán lẻ địa phương. Đừng coi thường giá trị của những phiếu giảm giá này bởi bạn có thể tìm thấy những hình thức giao dịch có lời nhờ việc tích lũy coupon.

5. Chuẩn bị bữa ăn trưa

Thay vì ăn trưa ở ngoài, bạn nên dùng bữa trưa đã chuẩn bị sẵn từ nhà. Chỉ tốn một chút thời gian vào buổi sáng, bạn có thể vừa tiết kiệm chi phí, vừa có một bữa ăn hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng.

6. Giải quyết nợ nần

Đây là lúc tốt nhất để giải quyết những món nợ tồn đọng. Hãy rà soát những món nợ chưa được chi trả bằng cách nhìn lại tất cả họ hàng, bạn bè, xem người nào còn thiếu nợ bạn. Đừng ngại đề nghị họ trả tiền, mặc dù món nợ đã tồn đọng quá lâu. Khoản nợ được thanh toán sẽ giúp bạn có thêm thu nhập và dư dả trong chi tiêu.

7. Cắt giảm tiện ích dư thừa

Trước khi bạn bắt đầu suy nghĩ về việc tìm công việc làm thêm nào đó để gia tăng thu nhập, hãy tìm cách khác để cắt giảm chi tiêu của bạn. Mạnh tay cắt bỏ những tiện ích không thật sự cần thiết, ví dụ như dịch vụ truyền hình cáp chẳng hạn. Bạn vẫn có thể sống được nếu thiếu nó, thay vì uống soda hay cà phê, bạn uống nước lọc, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa có lợi cho sức khỏe. Hãy tìm mọi cách tiết kiệm có thể, và bạn sẽ thấy việc tiết kiệm tiền không khó như bạn tưởng.

8. Tối đa hóa thu nhập

Nếu việc cắt giảm chi tiêu quá khó, bạn có thể lựa chon khả năng nâng cao thu nhập. Hãy cân nhắc đến những công việc làm thêm ngoài giờ, trong thời gian rảnh rỗi.

9. Tận dụng tháng giảm giá

Bạn biết đấy, trong năm bao giờ cũng có một vài tháng giảm giá ở các siêu thị lớn, đặc biệt các siêu thị điện máy. Bạn có thể mua được những sản phẩm chất lượng với mức giá chênh lệch tại các siêu thị lớn trên cả nước. Ngay cả đối với thực phẩm, bạn cũng tiết kiệm được một khoản kha khá với việc mua hàng khuyến mãi, giảm giá tại các siêu thị lớn như Big C, Metro…đối với các loại thực phẩm khô, các loại gia vị…bạn nên mua thật nhiều để tích trữ bởi những loại thực phẩm này cần thiết hàng ngày và có thể bảo quản trong thời gian dài.

10. Mua với số lượng lớn

Chắc bạn cũng biết mua với số lượng lớn bao giờ cũng rẻ hơn mua lẻ. Việc mua nhiều sản phẩm một lúc tại những siêu thị, đại lý bán buôn sẽ giúp bạn tiết kiệm chi tiêu đáng kể. Nhưng không có nghĩa cái gì bạn cũng mua nhiều, bạn chỉ nên mua những sản phẩm cần thiết có hạn sử dụng lâu dài như kem đánh răng, giấy ăn, nước rửa bát, dầu gội….

11. Mua đồ second-hand

Bạn luôn muốn sắm những đồ dùng hay nội thất trong nhà như bàn, ghế, TV, điện thoại…trong khi bạn phải tiết kiệm hoặc không đủ tiền mua đồ mới? Tại sao bạn không ghé qua cửa hàng second-hand nhỉ? ở đây có mọi thứ đồ điện tử bạn cần, với mức giá phải chăng, vả lại chất lượng và hình thức cũng rất ổn.

Theo eva
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *