Đối với những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, việc đi bộ có thể giảm được tỷ lệ phát bệnh. Ngoài ra, đi bộ cũng có hiệu quả tốt đối với bệnh trầm cảm và giảm bớt áp lực. Vì vậy, có thể nói, “đi bộ là loại thuốc bổ tốt nhất cho mọi người”.
Những người già còn đi lại được, nên kiên trì mỗi tuần đi bộ 5 lần, mỗi lần khoảng 30 phút, có thể giảm được tỷ lệ phát bệnh nhồi máu cơ tim, tiểu đường, xốp xương, viêm khớp xương, cao huyết áp, trầm cảm.
Thực ra, khi đi bộ được 20 phút thì mỡ trong cơ thể bắt đầu tiêu hao. Vì vậy, ít nhất phải đi bộ từ 20 đến 30 phút mới có hiệu quả. Đi bộ quá 30 phút, sẽ ảnh hưởng đến cột sống lưng và khớp xương, ngoài ra, chất axit – lactic tích lũy nhiều trong cơ thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi.
Đi bộ bình thường là dùng sức của đùi để đưa hai gót chân đi, vì vậy, góc độ giữa mu bàn chân và cổ chân tương đối rộng, nhưng đi bộ nhanh là phát huy tác dụng của cả đôi chân, nên góc độ của mu bàn chân và cổ chân cũng nhỏ hơn. Ngoài ra, còn có thể khiến cho cả người đều hoạt động, và mức hoạt động cũng vì vậy mà tăng lên. Vì vậy, đi bộ nhanh sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn 3 đến 4 lần so với đi bộ bình thường.
Tư thế đi bộ không khoa học, không những làm cho dáng đi không đẹp, mà còn làm cho khớp xương và cơ bắp bị đau nhức. Đã có nhiều người bị bệnh đau lưng do tư thế đi đứng không khoa học. Vì vậy, chúng ta không nên cho rằng, chỉ cần kiên trì đi bộ là được, mà phải luôn nhớ rằng, tư thế đi đứng không đúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tăng thêm gánh nặng cho khớp xương. Vậy tư thế đi đứng như thế nào hợp lý?
1. Không đi cong lưng
Một khi đã thành thói quen thì rất khó sửa, nên phải hết sức chú ý. Muốn sửa được tư thế này, thì phải sửa trong lúc cơ bắp ở trong trạng thái thả lỏng, vươn hai vai ra đằng sau, khi đi bộ không nên cúi đầu xuống, nhìn về phía trước khoảng 10 đến 15 mét.
2. Không đi bước ngắn
Khi đi bước ngắn, đầu gối chân phía trước còn chưa co lại thì chân phía sau đã chạm đất. Đi như vậy, hai đầu gối rất mất sức. Vì vậy, phải luôn nhắc nhở mình phải đi bước rộng tiến về phía trước.
3. Không đi khệnh khạng
Đi kiểu này thường là những người bị béo phì, hoặc là do khi đi trọng tâm dồn về phía trước, cũng có thể do hai chân cách nhau quá xa. Đi khệnh khạng sẽ tăng thêm gánh nặng cho cơ thể, dễ mệt mỏi. Muốn sửa được cách đi này, thì khi đi hai chân phải khép lại và tăng nhanh tốc độ.
4. Không đi vặn vẹo
Khi đi đầu, vai, eo… vặn vẹo quá mạnh sẽ tiêu hao nhiều năng lượng nên dễ mệt. Để sửa kiểu đi này, nên chú ý đi đứng cho thẳng người.
Theo PNO