Không chỉ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chất xơ còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư, béo phì, tiểu đường, điều trị sỏi mật và giảm mỡ trong máu… Nhận biết các dấu hiệu thiếu chất xơ trong cơ thể là việc làm quan trọng để kịp thời bổ sung dưỡng chất có lợi này.
Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản cho thấy cơ thể thiếu chất xơ, theo Tạp chí sức khỏe dành cho phụ nữ Women’s Health (Mỹ).
• Không thường xuyên đi đại tiện
Hầu hết nhiều người đều nghĩ rằng táo bón chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc cơ thể bị thiếu chất xơ. Tuy nhiên, táo bón chỉ là trường hợp nặng, tức là nếu bạn không đi đại tiện thường xuyên hoặc ít nhất một lần trong ngày thì cũng có nghĩa là bạn đã bị thiếu hụt chất xơ.
• Lượng cholesterol cao
Các chuyên gia y tế Mỹ cho biết, nồng độ cholesterol và chất xơ trong cơ thể đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chất xơ có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu một cách hiệu quả.
Khi chất xơ truyền đến khắp nơi trong cơ thể, cholesterol về cơ bản sẽ phát hiện ra điều đó và “hô biến”. Vì vậy, nếu cơ thể không hấp thụ đủ chất xơ, nồng độ cholesterol trong máu sẽ tăng cao, gây bất lợi cho sức khỏe tim mạch.
• Nhanh đói bụng
Chất xơ là một trong những thành phần lâu bị tiêu hóa, nên bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn khi nó hiện diện trong bao tử. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy nhanh đói bụng sau khi ăn sáng hay ăn trưa khoảng từ 45 – 60 phút, điều đó chứng tỏ bạn đã không hấp thu đủ chất xơ.
• Lưu ý
Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ khuyến cáo chúng ta nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng, nên ưu tiên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau cải, rau đậu tươi và ngũ cốc… Lượng chất xơ hấp thụ mỗi ngày nên khoảng từ 25 – 35 gram là tốt nhất.
Nên hạn chế sử dụng nhiều nước ngọt, mỡ động vật, đồ ngọt và thức ăn nhanh vì chúng chứa rất ít chất xơ.
Mỗi ngày nên uống ít nhất 1,5 lít nước và tập thể dục đều đặn để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đối với người bệnh trĩ, cần tăng cường chất xơ trong thức ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột. Các loại rau quả, ngũ cốc, rau chân vịt, cà rốt, chuối, măng, quả mơ, súp lơ, cam, dâu tây… rất giàu chất xơ.
Nguồn: Đình Huệ ( medicmagic.net& webmd.com / PNO )