Ngủ nghỉ không có thời gian biểu cố định sẽ phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, khiến bạn đã khó ngủ lại càng mệt hơn khi tỉnh giấc.
1. Ngủ bù
Không ít người có tâm lí ngủ bù vào ngày nghỉ cuối tuần, có người ngủ đến trưa, thậm chí có người ngủ đến chiều mới dậy. Thực tế, ngủ như vậy là hoàn toàn phản tác dụng, chỉ khiến bạn mệt thêm. Thời gian ngủ cuối tuần cũng không được nhiều hơn 2 tiếng so với thời gian ngủ của những ngày bình thường, nếu không sẽ làm lệch nhịp đồng hồ sinh học.
2. Ngủ, dậy thất thường
Việc ngủ nghỉ không có thời gian biểu cố định đã vô tình phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, khiến bạn đã khó ngủ lại càng mệt hơn khi tỉnh giấc.
Để cải thiện tình trạng này, dù bạn có ngủ muộn đến mấy vẫn nên dậy sớm vào một khung giờ cố định. Vì thời điểm thức giấc buổi sáng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp đồng hồ sinh học. Hơn nữa, bạn cũng nên dậy sớm để đón ánh nắng mặt trời khi nó vẫn chưa bị chói lóa (mùa hè khoảng trước 7 giờ, mùa đông trước 8 giờ). Bởi lúc này, ánh sáng mặt trời chứa rất nhiều quang phổ màu xanh, có tác dụng điều chỉnh sự rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể .
3. Gối đầu quá cao
Từ góc độc sinh lí, gối ngủ cao từ 8 -12cm là thích hợp nhất. Gối quá thấp dễ gây đau cổ, hoặc lượng máu lên não quá nhiều, làm mí mắt "sưng vù" vào sáng hôm sau; gối quá cao, sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp, dễ ho, thời gian dài dễ mắc bệnh về cổ, gù lưng.
Ảnh: Internet
4. Ngủ gối tay
Khi ngủ hai tay đặt dưới đầu làm gối, ngoài việc ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn máu, gây tê nhức tay, nó còn dễ tạo áp lực phần bụng, lâu dần gây trào ngược thực quản.
5. Ngủ hướng gió
Khi ngủ, năng lực thích ứng với sự thay đổi môi trường xung quanh của cơ thể là rất thấp, dễ bị cảm lạnh. Bởi vậy chỗ ngủ của bạn cần tránh gió, cách xa cửa sổ, không để điều hòa thốc thẳng vào người.
6. Ngủ ngồi
Một số bạn sau khi ăn no thường ngồi trên ghế sofa, bật tivi xem rồi uống trà, cảm thấy rất thoải mái. Tuy nhiên, có thể vì công việc, học tập mệt quá, nên không ít bạn xem tivi rồi ngồi ngủ luôn. Đây là mối nguy cơ tiềm ẩn lớn thứ hai khiến bạn càng ngủ càng mệt! Vì ngủ ngồi sẽ khiến nhịp tim giảm, huyết quản mở rộng, máu chảy đến các cơ quan nội tạng cũng ít. Cộng với việc dạ dày tiêu hóa cần được cung cấp lượng máu lớn để hấp thụ chuyển hóa thức ăn, từ đó làm tăng thêm tình trạng thiếu oxy lên não, gây chóng mặt, ù tai khi thức giấc.
Theo Tin180