Chế biến món bún gỏi và cũng khá đơn giản. Nguyên liệu chính chỉ cần thịt đùi hoặc thịt 3 chỉ, xương giá hoặc xương sườn và tép bạc đất. Nhiều người cho rằng bún gỏi và nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa, di dân sang đất Nam bộ từ cách đây nhiều thế kỷ. Đó là món ăn nguội, đơn giản và nhanh với bún, giá, hẹ và tương hột. Tất cả được để trong cái chén trộn lên đủ một và là xong. Về sau, người Việt thêm thắt thịt heo, tôm đất, rau cỏ làm cho phong phú hơn, rồi biến tấu cho vô một bát nước lèo ăn cho nóng thành ra món bún gỏi và hôm nay. Và, điểm nhấn của món ăn này chính là nước dùng.
![]() |
Theo chị Nguyễn Thị Kim Hương, Phường 5 – TP Vĩnh Long, nếu như bún nước lèo nồng nàn hơi mắm thì bún gỏi và lại mang mùi vị đặc trưng của tép, mắm, mùi me chua, tương xay, đậu phọng và dừa rám. Nét độc đáo của bún gỏi và là ở chỗ người nấu biết biết gia giảm gia vị và cách chế biến tương xay sao cho thật khéo, trong nước dùng không cần nêm thêm đường, bột ngọt mà vẫn tạo được vị ngọt đậm đà, thơm lừng từ thịt luộc, xương hầm và những con tép bạc đất.
Thưởng thức món bún gỏi và này không thể thiếu rau muống, giá sống, bắp chuối cùng với hẹ và rau răm. Đặc biệt phải đảm bảo đủ ngũ vị mặn, ngọt, chua, cay và béo. Thành thử phải có thêm dừa rám, tương hột, đậu phộng và cả mắm nêm. Cách thưởng thức món ăn cũng khác biệt với các món bún khác là tôm thịt trải lên mặt bún chứ không nằm trong nước dùng. Vị đậm đà của nước lèo, vị chua của nước me lẫn với cái béo, bùi cua tương xay đậu phộng khiến chúng ta một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên.
Như vậy tên gọi bún gỏi và hay bún gỏi và đều là một. Và món ăn này xuất phát từ món gỏi cuốn trước đây. Thay vì chúng ta gói tôm, thịt, rau, bún vào chung một cuốn bánh tráng thì người ta cho hẳn vào chén và và ăn như và cơm. Sau này trong quá trình chế biến món ăn thì quý bà nội trợ muốn cho thêm nước súp vào món ăn này cho nên gọi là bún gỏi và. Đây là một món ăn rất giàu dinh dưỡng vừa có chất đạm, vừa có tinh bột vừa có vitamin rất có lợi cho sức khỏe.
Trâm Anh