Các nhà khoa học cho biết bộ não của bạch tuộc không thể kiểm soát hoàn toàn cùng một lúc tám xúc tu và những chuyển động rất phức tạp của chúng. Tuy nhiên, các xúc tu đó lại không cuốn và rối vào nhau. Một nghiên cứu gần đây đã tìm ra cơ chế giúp chúng tránh được nguy cơ này.

Các nhà khoa học tại Đại học Hebrew Jerusalem của Israel cho biết, các giác hút trên xúc tu bạch tuộc sẽ bám vào bất kỳ vật gì ngoài cơ thể của nó.

Khi xúc tu con vật vừa chạm vào da nó, chất hóa học do da tiết ra sẽ làm các giác hút trên xúc tu tạm ngưng hoạt động và giúp chúng không bị rối vào nhau.

Để khám phá ra điều này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm độc đáo. Họ cắt rời xúc tu của một con bạch tuộc và cho nó chạm vào một xúc tu khác, vẫn còn dính liền với cơ thể con vật.

Dù bị cắt rời khỏi cơ thể nhưng xúc tu vẫn có thể cử động một lúc lâu, vẫn có thể di chuyển, cuốn vào các vật thể và giác hút vẫn hoạt động. Xúc tu bị cắt rời không thể bám vào những xúc tu khác, nhưng khi các nhà khoa học lột da đi thì nó lại có thể bám vào.

Các nhà khoa học cho biết họ hoàn toàn ngạc nhiên bởi giải pháp thông minh và đơn giản của loại bạch tuộc.

Theo khoahoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *