Khi một phần tim của cá ngựa vằn bị cắt đi, tế bào gốc ở tim sẽ kết hợp với lớp tế bào trên bề mặt vết thương để tạo ra những mô mới, thay thế cho phần đã mất, các nhà khoa học Mỹ cho biết. Đây là phát hiện của các chuyên gia y khoa tại Đại học Duke, bang North Carolina, Mỹ.
Cá ngựa vằn có thể tái tạo trái tim
Với tên khoa học là Danio rerio, cá ngựa vằn không chỉ là một giống cá nước ngọt nhỏ, một loài cá cảnh được ưa chuộng mà còn là mẫu sinh vật tái tạo có xương sống quan trọng trong nghiên cứu khoa học.
Nếu một con cá ngựa vằn bị tổn thương tim, ngay lập tức chúng sẽ tái tạo một quả mới để thay thế. Cá ngựa vằn có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số tác nhân tăng trưởng sẽ hỗ trợ những tương tác giữa tế bào gốc và lớp tế bào bảo vệ khi tim cá ngựa vằn bị tổn thương.
Từ trước tới nay, giới khoa học vẫn tin rằng, tất cả động vật có xương sống đều có khả năng tái tạo tế bào tim; nhưng vì những lý do nào đó, khả năng này lại "ngủ yên" ở loài người và động vật có vú. Việc phát hiện ra nguyên nhân của tình trạng "ngủ yên" này có thể dẫn tới sự ra đời của những biện pháp phục hồi mô tim bị tổn thương bởi bệnh tật.
"Trong tim của động vật có vú có rất nhiều loại tế bào gốc, nhưng nó lại không có khả năng tự tái tạo khi bị tổn thương", Kenneth Poss, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Ngược lại, tim của cá ngựa vằn tự hồi sinh mạnh mẽ khi bị tổn thương. Những nghiên cứu trong tương lai về loài cá ngựa vằn có thể giúp tìm ra nguyên nhân tại sao chức năng tự tái tạo lại không hoạt động ở tim động vật có vú và những biện pháp để đánh thức khả năng ấy.
Tim cá ngựa vằn (zebrafish) tự nhân đôi khi gặp tổn thương
Nếu như gan người có thể tự tái tạo còn các loại bò sát hay lưỡng cư có thể tự mọc lại đuôi thì khả năng tái tạo tim của cá ngựa vằn đi đầu trong việc nghiên cứu về sự phát triển của tim mạch. Tuy nhiên, tim của loài cá này lại vô cùng đặc biệt bởi chúng chỉ có một tâm nhĩ và một tâm thất đồng thời có tới hai cấu trúc khác hoàn toàn so với tim người.
Đối với các loài động vật khác thì quả tim làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên với cá thì các xoang ở sống lưng vận chuyển dưỡng khí qua lại giữa tâm thất và tâm nhĩ. Tâm thất càng mỏng thì tường động mạch càng dày và máu được bơm lên tâm nhĩ càng nhanh.
Theo khoahoc