Từ lâu, con người đã luôn ngưỡng mộ khả năng tiếp đất trên bốn chân của loài mèo dù rơi ở độ cao lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn luôn thắc mắc cơ chế đầy đủ trong việc tiếp đất của những chú mèo. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rõ cơ chế tiếp đất đầy tính "nghệ thuật" ở loài mèo.
Mèo có cảm giác cân bằng rất cao và có bộ xương sống linh hoạt, điều này cho phép chúng vặn người để điều chỉnh lại tư thế khi ngã xuống – một khả năng bẩm sinh gọi là "phản xạ vặn mình". Phản xạ đặc biệt này đã được hình thành ở mèo con, khi chúng khoảng 3 tuần tuổi và chúng hoàn toàn làm chủ kỹ năng này khi 7 tuần tuổi.
Khi một con mèo nhảy hay ngã xuống từ trên cao, nó sử dụng hệ thống tiền đình hoặc thị giác để xác định trên dưới, rồi vặn nửa trên thân mình để quay mặt xuống. Tiếp đến, nửa dưới cơ thể vặn theo sau.
Mèo cũng được hỗ trợ bởi thân hình nhỏ gọn, cấu trúc xương nhẹ, bộ lông dày, giúp giảm vận tốc và giảm thiểu tác động xung quanh. Một số còn mèo còn xoay chuyển làm dẹt cơ thể của mình, giúp tạo ra hình một cái dù cản không khí khiến chúng rơi xuống chậm hơn. Cùng với đó, những chiếc móng ở trên chân mèo sẽ được mở rộng để có độ bám tốt khi tiếp đất.
Một vài thí nghiệm đã được thực hiện trước đây cho thấy, chú mèo Nelly đã gặp chấn thương khi bị rơi từ trên nóc tủ quần áo xuống. Các nhà nghiên cứu cho biết, càng rơi ở độ cao thấp, mèo càng dễ bị thương. Lý do là bởi chúng không đủ thời gian để có thể "vặn mình" đúng tư thế và lấy cân bằng khi tiếp đất.
Theo Trí Thức Trẻ