Động vật bạch tạng ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở khắp mọi nơi, do sự biến đổi gen làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành sắc tố ở động vật, khiến cơ thể chúng trở nên trắng toát lạ lùng, tựa như những “bóng ma” trong tự nhiên.
Nhiều du khách mong được viếng thăm công viên giải trí South Croydon, thành phố Croydon, Anh để may mắn một lần nhìn thấy chú sóc bạch tạng.
Một bé dơi bạch tạng bị thương sau khi bị mèo tấn công đang được bác sĩ thú y chăm sóc tại Trung tâm phục hồi chức năng và giải cứu dơi Batreach tại Kuranda, gần thành phố Cairns, bang Queensland, Úc.
Kỳ lạ gấu túi bạch tạng tại sở thú San Diego, bang California, Mỹ. Nó được đặt tên là Onya-Birri, theo ngôn ngữ thổ dân Úc có nghĩa là “cậu bé ma” (ghost boy).
Đây là chú kền kền đen bị bạch tạng duy nhất trên thế giới. Nó đang đậu trên một cái sào tại nơi cư trú chim thế giới ở thành phố St Louis, thủ phủ bang Missouri, Mỹ.
Ngư dân rất ngạc nhiên khi bắt được một con cá đuối bạch tạng tại vùng biển nước Anh và đã giao nó cho một trại nuôi cá.
Một chú chim cánh cụt bạch tạng được sinh ra tại sở thú Bristol, Anh. Nó được đặt theo tên của một loài hoa – “hoa giọt tuyết” (snowdrop).
Một cặp gấu trúc Bắc Mỹ (trong đó có một con bạch tạng) leo trèo trên hàng rào mắc xích gần thành phố Wichita Falls, bang Texas, Mỹ.
Một chú rùa bạch tạng được sinh ra tại khu dự trữ sinh học Abufari và được giới thiệu tại Viện Bảo tồn đa dạng sinh học Tapaua, bang Amazonia, Brazil.
Chú chim hét bạch tạng với đôi mắt màu đỏ do thiếu sắc tố được những người quan sát chim “chộp” được tại Commonmoor, gần Liskeard, Cornwall, Xứ Wales.
Bé kangaroo Bennett bạch tạng tò mò khám phá môi trường xung quanh ở một trang trại đà điểu thuộc Swine, đảo Ruegen, Đức.
Mok, bé hươu ba tuần tuổi, đã trở nên nổi tiếng khắp vườn thú Dusit, thủ đô Bangkok, Thái Lan nhờ bị chứng bạch tạng.
Theo khoahoc