Trong các khu rừng nhiệt đới miền Nam Brazil có một loài sâu róm được người dân địa phương gọi là “chú hề lười biếng”, tên khoa học là Lonomia.
Tuy nhiên, khác hẳn với bề ngoài hiền lành, chúng chứa trong mình một loại độc tố chết người. Nếu không may chạm phải những chiếc gai trên mình loài sâu róm này, con người có thể bị chảy máu trong, suy gan và bị một chứng bệnh mà y học gọi là "Huyết tan".
Huyết tan (hemolysis), tức hồng huyết cầu (red blood cells) trong máu vỡ bể nhiều và sớm hơn thời hạn bình thường vì một lý do nào đó.
Bình thường một hồng huyết cầu tồn tại đến 120 ngày rồi mới vỡ, và được thay thế bằng một hồng huyết cầu mới, nên số lượng hồng huyết cầu trong máu được giữ ở mức quân bình. Trong trường hợp này, lượng hồng cầu đột ngột giảm mạnh khiến cơ thể mất sức đề kháng và gây nhiều biến chứng khác.
Dựa trên kinh nghiệm dân bản địa, chỉ cần chạm tay vào loài sâu róm này là coi như chạm tay vào “lưỡi hái tử thần”.
Nọc độc của loài sâu róm Lonomia là một trong những chất độc gây chết người nhanh nhất từng được phát hiện trên thế giới. Bệnh nhân có thể tử vong chỉ 6 giây sau khi bị trúng độc (ít hơn 0,06 giây so với khi bị loài rắn độc nhất cắn).
Điều nguy hiểm là loài sâu róm này rất khó phát hiện. Chúng sống trên các thân cây và ẩn mình dưới lớp vỏ nhiều màu sắc. Trong nhiều trường hợp, việc phát hiện ra sự hiện diện của chúng đồng nghĩa với cái chết đã đến.
Loài sâu róm Lonomia chỉ xuất hiện trong lớp vỏ màu sáng dễ phát hiện 2 hoặc 3 tháng trong năm. Thời gian còn lại, chúng ẩn mình và chuyển sang màu tối rất khó nhận thấy. Nếu bạn đi du lịch Brazil, hãy tránh xa các loài sâu róm, đặc biệt những loài sâu róm ẩn mình trong những lớp vỏ cây tại các khu rừng nhiệt đới miền Nam Brazil.
Chất độc của loài côn trùng chết chóc này được liệt vào danh sách những chất độc có thể gây chết người với liều lượng ít nhất.
Theo khoahoc