Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho rằng nhu cầu muốn bảo tồn con đã thúc đẩy khuynh hướng sống từng cặp đôi ở loài linh trưởng. Khuynh hướng này cũng như việc tiến tới chế độ một vợ một chồng ở con người trong quá trình tiến hóa.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Mỹ The Proceedings of Academy of Sciences, nhóm nghiên cứu giải thích rằng con vật còn nhỏ khó sinh tồn và phát triển khi chỉ tùy thuộc vào mẹ. Hơn nữa, khi con vật làm mẹ kết hợp với con đực mới, đàn con nó có trước đó dễ bị con đực mới giết chết để tạo thêm cơ hội sinh sản.

Linh trưởng hình thành chế độ "1 vợ 1 chồng" để bảo vệ con

Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu của 230 loài linh trưởng, theo dõi phả hệ và mối liên quan trong các loài này. Phương pháp suy luận thống kê Bayse được áp dụng để xem xét những hành vi trong quá trình tiến hóa qua từng thời kỳ, trong đó có nạn loại trừ con vật còn nhỏ.

Các nhà khoa học cho rằng do nhu cầu muốn bảo vệ con của các con vật làm cha, tập quán sống theo từng đôi một định hình và phát triển, trở thành tập tính kết bạn đời trong nhiều loại động vật linh trưởng và chế độ đơn hôn ở con người trong quá trình tiến hóa.

Nhóm nghiên cứu cho rằng mối lo ngại con bị giết là nguyên nhân cho sự chuyển đổi từ đa giao phối sang tập tính kết bạn đời ở loài linh trưởng. Nhu cầu cần có sự trợ giúp để bảo vệ con và chính mình của con vật làm mẹ cũng là yếu tố góp phần hình thành tập tính này và chế độ đơn hôn.

Mặt khác yêu cầu về mặt nhận thức để sống trong cộng đồng phức tạp hơn, đã khiến não tăng trưởng trong đời sống lâu dài hơn nên cần sự chăm sóc và bảo vệ thời gian dài, đòi hỏi vai trò bền vũng của con đực làm cha.

Các nhà khoa học cũng ghi nhận tỷ lệ sống từng đôi bền vững ở loại linh trưởng là 27% trong khi tỷ lệ này ở các động vật có vú khác chỉ từ 3 % đến 5%.

Theo NLĐ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *