Khi ong mật thu thập mật hoa, bằng cách nào chúng bám được trên đó? Các nhà khoa học thuộc đại học Cambridge mới đây cho rằng, những tế bào dạng nón trên cánh hóa có công dụng như khóa dán đối với chân của những chú ong mật.
Khi ong mật thu thập mật hoa, bằng cách nào chúng bám được trên đó? |
Nghiên cứu mới cho thấy, ong nghệ có thể nhận ra các cấu trúc của bề mặt cánh hoa chỉ bằng xúc giác. Quan trọng hơn chúng chọn đáp trên những cánh hoa có tế bào hình nón giúp chúng bám dễ dàng hơn so với những cánh hoa có bề mặt trơn nhẵn. Khi đó chúng có thể lấy mật hoa được từ bông hoa một cách hiệu quả hơn.
Trong thế giới tự nhiên, ong có thể dựa vào thông tin thị giác hoặc khứu giác mà không cần phải trực tiếp hạ cánh trên bông hoa. Khả năng nhận diện các bề mặt có thế bào hình nó bằng xúc giác do đó bị hạn chế sử dụng để nhận diện bông hoa. Nhóm các nhà nghiên cứu do Beverley Glover chỉ đạo đặt ra câu hỏi liệu các tế bào hình nón có giữ một vai trò đặc biệt bằng cách giúp ong bám dễ dàng hơn so với các bề mặt trơn khác hay không, từ đó giúp việc thu thập mật hoa dễ dàng hơn đối với các chú ong mật.
Để kiểm nghiệm điều này, các nhà nghiên cứu sử dụng nhưng bông hoa giả được đúc từ nhựa thông, một nửa số bông hoa có tế bào hình nón và một nửa là bề mặt trơn nhẵn. Khi những bông hoa đúc nhựa thông này nằm ngang, những con ong không thể hiện sự khác biệt. Chúng chỉ ghé thăm mỗi loại chỉ một nửa thời gian bình thường. Tuy nhiên, khi thay đổi góc nhìn chúng lựa chọn những bông hoa có tế bào hình nón nhiều hơn. Nếu hoa được đặt thẳng đứng, những con ong ghé thăm bông hoa có tế bào hình nón tới trên 60% số lần.
Ong mật đang thu thập mật hóa từ chùm hoa mận. (Ảnh: iStockphoto/James Brey) |
Các nhà nghiên cứu được Hội đồng Nghiên cứu môi trường tự nhiên (NERC) tài trợ đã tiến hành giải thích tại sao ong thích các tế bào hình nón hơn. Sử dụng kỹ thuật chụp ảnh quay phim tốc độ cao, họ đã quan sát thấy khi những con ong tìm cách đậu lên những cánh hoa trơn nhẵn, chúng phải bò lên để bám vào, giống như một vận động viên leo núi phải chật vật để tìm chỗ đặt chân trên vách núi phủ băng vậy. Tuy nhiên, đối với những bông hoa có tế bào hình nón, những con ong luôn dễ dàng tìm được chỗ bám, chúng không phải đập cánh lúc lấy mật hoa nữa.
Bước tiếp theo trong nghiên cứu là xác định liệu ong trong thế giới tự nhiên có thực sự ưa chuộng những bông hoa thật có tế bào hình nó hay không. Các nhà nghiên cứu đã dùng loài hoa mõm chó có cánh hoa mang tế bào hình nón và dạng hoa mõm chó đột biến không có tế bào này. Khi những bông hoa được đặt ngang, ong không cần phải gắng sức lắm để đậu lên đó chúng ghé thăm hoa có tế bào hình nón 50% số lần. Tuy nhiên khi hoa được đặt thẳng đứng, đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn để bám được trên đó, những chú ong học cách phân biệt hoa có tế bào hình nón và đậu trên những bông hoa này tới 74% số lần.
Khoảng 80% số hoa có tế bào hình nón, các nhà nghiên cứu tin rằng, mọi loài côn trùng thụ phấn đậu trên hoa (ví dụ như bướm, ruồi và các loài ong) có thể có sự ưa chuộng đặc biệt đối với những cánh hoa có bề mặt thô ráp.
Beverley Glover cho biết: “Đối với ong, việc duy trì cân bằng và bám được trên bông hoa không phải là việc đơn giản, đặc biệt là trong điều kiện ẩm ướt hay nhiều gió. Thật tuyệt vời khi quan sát thấy tiến hóa đã tìm ra một giải pháp đơn giản nhằm hỗ trợ cho hoa bằng bề mặt như khóa dán để ong có thể bám được dễ dàng”.
Theo Khoahoc