9/08, 8:20 am
Rắn dùng bộ cảm nhận hơi nóng kỹ thuật cao lần theo dấu vết con mồi, ngay cả trong bóng tối.
Bản năng của rắn (2), Bản năng của rắn (1)
Hai cái lỗ nằm trước mặt cho phép con rắn đuôi chuông nhìn thấy thế giới xung quanh qua những hình ảnh bằng hơi nóng. Nó có khả năng quan sát về đêm rất tuyệt vời. Não của con rắn đuôi chuông có thể kết hợp các thông tin thu thập từ thị giác và hơi nóng. Đây là loài ăn thịt rất dữ tợn. Hơi nóng tỏa ra từ cơ thể con chuột lóe sáng trên phông nền đen tối lạnh lẽo của sa mạc. Qua hình ảnh bằng hơi nóng, con rắn sẽ cắn vào ngực của con chuột và nhấm vào trái tim để làm tăng tối đa hiệu quả. Con rắn liên tục rung đuôi để cảnh báo những kẻ xâm nhập nên tránh xa, một tín hiệu dễ nhận biết từ khoảng cách xa. Nếu chúng sống dưới đất và ngụy trang tài giỏi thì nguy cơ bị tấn công sẽ rất cao. Và nếu kẻ khác phớt lờ lời cảnh báo thì điều không hay sẽ đến.
Trên sa mạc, vào ban ngày trời nóng như thiêu đốt còn ban đêm thì lạnh giá băng. Chính sức nóng rực lửa vào ban ngày đã giúp con mồi tồn tại. Vào ban ngày, khi trời quá nóng khiến chẳng có loài vật nào muốn bước ra ngoài thì con rắn đuôi chuông cũng ẩn trú dưới đất hay trong các khe đá, nơi nhiệt độ mát mẻ hơn. Ở đây, quá trình trao đổi chất của nó giảm xuống để bảo tồn nguồn năng lượng quý giá. Khi mặt trời bắt đầu lặn thì con rắn sẽ bò ra ngoài hấp thu chút hơi ấm từ mặt trời. Dường như cả cuộc đời của con rắn đuôi chuông có liên quan đến hơi nóng. Khi cuộn mình lại, con rắn sẽ hấp thụ hơi nóng từ mặt trời và mặt đất ấm bên dưới. Đây là một quá trình rất quan trọng đối với con rắn đuôi chuông. Vận tốc và độ chính xác của cuộc tấn công tùy thuộc vào việc đạt được thân nhiệt phù hợp.
Khi màn đêm buông xuống, con rắn bò ra ngoài đi tìm dấu vết mùi của những con thú gặm nhấm sống trên sa mạc. Rắn đuôi chuông là loài ăn thịt chuyên phục kích bắt mồi, thường tìm nơi gần những dấu vết mới để lại của con thú gặm nhấm để làm tăng cơ hội con mồi bước vào phạm vi tấn công. Giống như kẻ hủy diệt sinh học, những cái lỗ cảm nhận hơi nóng của con rắn đuôi chuông dò biết mọi cử động của con mồi. Khi con thú gặm nhấm bước vào phạm vi tấn công thì cái chết sẽ đến ngay sau đó. Con rắn lập tức giật lùi lại. Con chuột bỏ chạy vào bụi cây. Con rắn đã tiêm nọc độc vào cơ thể nó. Khi con rắn lần theo dấu vết con mồi, nó có thể phân biệt con nào đã bị cắn và con nào vẫn còn khỏe mạnh. Chỉ khi con chuột bị nọc độc tác động hoàn toàn, con rắn mới bắt đầu ăn. Trong các loài rắn độc, có một số loài có khả năng tiêu hóa rất kỳ lạ. Chúng có thể ăn con mồi to, chiếm đến 129% trong lượng cơ thể, giống như chúng ta ăn một lần đến 200 cái bánh hambơgơ.
Một số hình ảnh về rắn đuôi chuông – rattlesnake
Thu Thủy