Tuy đất đai Mông Cổ rộng lớn nhưng hầu hết đều là sa mạc và thảo nguyên, vì thế, khoảng 1/3 dân số Mông Cổ đều tập trung sinh sống tại thủ đô Ulan Bator.
![]() |
Ulan Bator trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là "màu đỏ anh hùng" |
Trường thể dục thể thao của thủ đô Ulan Bator là nơi chuyên huấn luyện và đào tạo cho các học viên trẻ trở thành dũng sĩ và giúp họ nắm bắt đầy đủ những kỹ nghệ truyền thống của người dân Mông Cổ đã được truyền dạy hơn 800 năm qua. Từ thời đại của Thành Cát Tư Hãn, vì để khuyến khích tinh thần rèn luyện thể lực cho các binh sĩ, hàng năm đều có diễn ra lễ hội Naa – Dam. Lễ hội gồm có thi đua ngựa, bắn cung và đấu vật. Vì thế, đấu vật đã trở thành niềm kiêu hãnh của đàn ông Mông Cổ.
![]() |
![]() |
Đấu vật là môn thi không giới hạn tuổi tác và trọng lượng cơ thể |
Đấu vật là môn thi không giới hạn tuổi tác và trọng lượng cơ thể, bất kỳ phần nào trên cơ thể, từ đầu gối trở lên, chạm đất thì xem như ngưới đó bại trận. Phần thưởng cho người chiến thắng không chỉ là những phần quà có giá trị mà là niềm tự hào khi nhận được huy hiệu thể hiện sự thông minh và mạnh mẽ.
Ở Mông Cổ có một khuôn viên nhà mà chúng ta nên đến tham quan. Kiểu nhà này có thể giúp người dân Mông Cổ dễ dàng trong việc chăm sóc con trẻ. Đó chính là thôn Gia Phù – nơi có những ngôi nhà nằm gần nhau, hàng rào bằng gỗ xung quanh trông rất sạch đẹp. Trong mỗi ngôi nhà lều tròn bên trong hàng rào là một hộ gia đình.
![]() |
![]() |
Gia Phù – nơi có những ngôi nhà nằm gần nhau, hàng rào bằng gỗ xung quanh trông rất sạch đẹp |
Làng Gia Phù có nghĩa là hỗ trợ gia đình. Năm 2007, mô hình nhà này mới xuất hiện ở thủ đô Ulan Bator. Trước kia, những gia đình trong thôn này đều thuộc hộ gia đình thu nhập thấp, nhưng ngày nay, họ đều đã có cuộc sống tốt hơn, và con cái họ đều được đến trường. Đến nay, làng Gia Phù đã phát triển được 25 hộ gia đình.
Vì dân cư dọn đến thủ đô sinh sống ngày một đông đúc nên những ngôi nhà lều tròn được xem là mô hình nhà tiện lợi nhất, vừa đỡ tốn sức người, sức của mà lại có chức năng giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè cho người dân Mông Cổ. Ngôi làng Gia Phù được thành lập nên để hỗ trợ đời sống cư dân, những căn nhà lều tròn và hàng rào hoàn toàn đều được miễn phí.
Nghệ thuật hát cổ họng là kỹ năng hát đặc thù của người Mông Cổ. Hát cổ họng là nghệ thuật hát đòi hỏi lực ép hơi rất mạnh từ bụng thì mới có thể hát ra được. Khi hát thì đầu lưỡi, hàm trên, răng và cổ họng đều phải vận dụng hết. Đây được xem là một quá trình điều tiết và chiến đấu giữa các bộ phận trên sao cho thật thích hợp.
Kỹ nghệ hát cổ họng của dân tộc Mông Cổ là một chuỗi hệ thống các cơ quan trong cơ thể có mối liên quan mật thiết với nhau từ phổi, cuống họng, đầu lưỡi, hàm trên, răng, yết hầu, môi, mép môi…cùng tạo ra âm thanh. Người hát cổ họng phải nắm vững kỹ năng điều tiết và cân bằng nén khí để phát ra nhịp điệu cần thiết, có thể là những âm thanh trong trẻo cao vút hay luyến láy trầm, bỏng.
Qua thống kê, kỹ nghệ hát cổ họng ở Mông Cổ đã có trên 10 loại, vì thế, nghệ thuật hát cổ họng này được xếp vào văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và ngày nay, ở Mông Cổ chỉ còn sót lại khoảng 20 người biết hát cổ họng.
Đàn Mã Đầu, hay còn gọi là Mã Đầu Cầm, là một loại nhạc cụ có từ rất lâu đời của Mông Cổ. Nó được phát triển từ nhạc cụ Hồ Cầm mà ra. Mã Đầu Cầm vốn là loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến nhất vào thời kỳ Thành Cát Tư Hãn. 2 sợi dây đàn được làm từ lông đuôi ngựa, nhưng điểm độc đáo nhất chính là trên đỉnh cây đàn có điêu khắc hình đầu ngựa.
Người Mông Cổ xưa nay chỉ thích nuôi ngựa thả rong trên những cánh đồng cỏ hoang dã. Vì thế, công viên quốc gia ngựa Cáp Tư Đài là nơi chuyên nuôi thả ngựa trong môi trường tự nhiên lớn nhất của Mông Cổ ngày nay. Đó không phải là những chú ngựa hoang bình thường mà là loài ngựa hoang dã quý hiếm, hay còn gọi là ngựa Equus przewalskii, trên thế giới chỉ còn sót lại hơn 2.000 con và tất cả đều đang được bảo quản và nuôi thả tại Mông Cổ vì chỉ có những cánh đồng cỏ Mông Cổ mới phục dưỡng được loài ngựa này.
Giống ngựa hoang Mông Cổ này tuy không cao, chân ngắn nhưng sức lực của nó rất dồi dào, vì thế, nó chạy rất nhanh. Vì vậy, ở các dịch trạm vào thời Thành Cát Tư Hãn chỉ dùng giống ngựa hoang này để truyền tin. Ngựa hoang Mông Cổ đã từng được đánh giá là biến mất trên trái đất.
![]() |
Loài ngựa hoang Mông Cổ có sức sống mạnh mẽ, kiên cường hiếm thấy trên thế giới |
Loài ngựa hoang Mông Cổ có sức sống mạnh mẽ, kiên cường hiếm thấy trên thế giới. Nó có thể sinh tồn trên cao nguyên lạnh giá và cả vùng sa mạc nắng cháy khô hạn. Từ đầu thế kỷ XIII, Thành Cát Tư Hãn đã có thể huy động những đội binh mã thần tốc chinh phạt khắp các vùng Âu Á. Và đó cũng chính là miềm kiêu hãnh của người dân Mông Cổ khi xưa.
Gia Nữ