Ngày nay, Glasgow là thành phố lớn nhất trong số 32 đơn vị hành chánh của xứ Scotland. Trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Glasgow là thành phố lớn thứ ba, sau Luân Đôn và Birmingham.

Nếu đã đến với giáo đường Glasgow thì bạn hãy ghé sang gian hàng bán quà lưu niệm. Các mặt hàng ở đây có giá rẻ hơn rất nhiều so với các thành phố khác. Hai mặt của tờ giấy bạc ở Glasgow không in hình của Nữ hoàng Anh, mà lại in hình của nam minh tinh Hong Kong – quốc tịch Trung Quốc – Cổ Cự Cơ. Những tờ giấy bạc như vậy chỉ được thông hành ở Glasgow.

Toàn cảnh quảng trường Georges

Do người dân Anh có lòng tự hào dân tộc rất cao, nên những công trình kiến trúc cổ đại của họ thường là những cánh cửa hình vòng cung rất to. Ở thành phố Glasgow, tất cả những kiến trúc đều tập trung ở quảng trường Georges – nơi trưng bày những Di sản dân tộc và những bức tượng danh nhân của người dân Anh.

Quảng trường Georges

Trong số những bức tượng danh nhân ở quảng trường Georges có bức tượng đồng điêu khắc nhà khoa học nổi tiếng của Anh – người đã phát minh ra máy hơi nước – James Watt. Lúc còn nhỏ, ông nhìn thấy mẹ ở nhà nấu nước. Khi nước sôi, hơi nước bốc lên, tạo lực đẩy làm nắp nồi nước cứ nhảy lên liên tục. Thế là ông phát minh ra máy hơi nước.

Bức tượng bằng đồng của James Watt ở quảng trường Georges

Sáng tạo này của ông đã được ứng dụng trong cuộc sống. Sự phát minh ra động cơ máy hơi nước của James Watt đã làm chấn động ngành công nghiệp ở Glasgow trong thời gian dài. Và chỉ trong khoảng thời gian ngắn, từ một làng chài nhỏ, Glasgow nhanh chóng phát triển thành thành phố nổi tiếng và là trung tâm thương mại công nghiệp của Châu Âu.

Do xuất hiện máy hơi nước và các loại máy móc khác nên rất nhiều ngành kỹ thuật công nghiệp cũng phát triển theo để cùng sản xuất ra những động cơ đầu tiên trên toàn cầu. Từ đó, Anh trở thành quốc gia công – thương nghiệp phát triển nhất trên Thế giới.

Tuy cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX đã đưa nước Anh bước vào giai đoạn giàu mạnh, nhưng những phát minh và sản xuất đó đã khiến cho nhiều người bị thất nghiệp, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II, số người dân nghèo càng nhiều. Khi đó, ở Glasgow, một nữ cảnh sát tên Angola đã mua lại những vật dụng đã dùng mà những người nghèo khổ muốn bán. Thế là, bà ấy bắt đầu thu mua tất cả những đồ gia dụng của mọi người và dần dần, nơi đây biến thành chợ mua bán đồ cũ rất đặc trưng.

Khu chợ đồ cũ ở Glasgow

Vào mỗi buổi sáng, nơi đây đều có người đến bày bán những vật dụng mà gia đình họ không cần dùng nữa. Ban đầu, khu chợ đồ cũ này được bắt đầu từ lúc trời chưa sáng và kết thúc khi trời đã về khuya. Trải qua thời gian dài, nó mới có thể trở thành khu chợ sầm uất.

Gia Nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *