Người ta nói rằng dù lọ nước sông Hằng được phơi dưới ánh nắng mặt trời hay được giữ trong thời gian bao lâu thì nước cũng không biến đổi, nó vẫn trong lành và nguyên vẹn.

Dân gian nói rằng thậm chí muỗi cũng không đẻ trứng được trong lọ nước sông Hằng. Người hành hương tin rằng dòng sông có mang nhiều sức mạnh vì nó là dòng sông của thần linh. Nhưng cũng có một số người muốn tìm lời giải đáp khoa học. Tiến sĩ Wa đứng đầu một nhóm các nhà khoa học đã lấy nước sông Hằng để phân tích thành phần. Qua nghiên cứu các thành phần có trong nước, nhóm các nhà khoa học nhận thấy rằng nước sông Hằng có tính chất độc đáo. Nó có lượng oxy hòa tan nhiều hơn các nới khác, điều đó là do dòng chảy nhanh của sông và lý do thứ 2 là do những dòng chảy hỗn loạn. Các nhà khoa học cho rằng mức oxy hòa tan và những dòng chảy mạnh mẽ đã giúp cho dòng sông trong lành trong suốt thời gian dài.

Những nghiên cứu cho thấy không chỉ muỗi có thể sinh đẻ trên sông Hằng mà còn là những manh mối đầu tiên cho các cuộc khủng hoảng đe dọa dòng sông hàng ngày. Mặc cho những mối đe dọa, những hoạt động tín ngướng cứ diễn ra bên đôi bờ sông. Khi đêm xuống ở Haritwa, những người hành hương bên bờ sông thực hiện nghi thức cầu nguyện và cúng tế thần sông.

Rời khỏi vùng núi Hymalaya và thị trấn Haritwa, dòng chảy của sông Hằng tiến đến nơi có cảnh quan khác hẳn. Nơi chúng đến là những vùng đất đồng bằng và có cuộc sống của đông đảo dân cư. Sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho lưu vực những nơi mà sông đi qua. Những thửa ruộng lúa và lúa mì trở nên xanh tốt hơn và những vùng trũng, đồng bằng được sông Hằng cung cấp phù sa đã trở thành vựa lúa của Ấn Độ. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng dòng sông Hằng là dòng sông của huyền năng và sự sáng tạo. Nhiều người dự đoán rằng vào năm 2030, dân số của Ấn Độ sẽ tăng lên khoảng 1,5 tỉ người. Như vậy Ấn Độ sẽ qua mặt Trung Quốc và trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Dân số tăng nhanh trong khi dòng sông Hằng đang bị đe dọa về sự tồn tại. Quá trình đô thị hóa đang đầu độc dòng sông đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của những người phụ thuộc vào nó.

Thành phố Kham Pua được xem là siêu đô thị đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Hằng. Đó là ngôi nhà của hơn 4 triệu người và sự bùng nổ của ngành công nghiệp thuộc da. Những vùng đất trù phú xung quanh thành phố là nơi tập trung chăn nuôi gia súc nhiều nhất ở Ấn Độ khiến Kham Pua trở thành nơi lý tưởng cho ngành thuộc da phát triển.

Thanh Trúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *