Ở Pháp có nhiều di sản thế giới và đó là những giấc mơ của nhiều người ở từng thời điểm khác nhau. Những giấc mơ được hiện thực hoá đó đang được bảo tồn và rồi sẽ được lưu truyền đến tương lai.

Vùng trung tâm của nước Pháp có một khu rừng rộng lớn phát triển xanh tươi ở thung lũng sông Loire. Ở đây có toà lâu đài Chambord đã được công nhận là Di sản Thế giới.

Lâu đài Chambord

Vào đầu thế kỷ XVI, vua Francis I đã xây dựng nên toà lâu đài này bằng cả ước mơ lẫn sự say mê. Kiểu thiết kế tinh tế và duyên dáng cho thấy, toà lâu đài này được xây dựng không phải để phục vụ cho các mục đích chiến tranh, mà dùng để tiếp đón những vị khách quan trọng cả trong lẫn ngoài nước và quan trọng hơn cả là thể hiện uy quyền của nhà vua.

Được gọi là cha đẻ của văn hóa Pháp, vua Francis I đã lên ngôi vào năm 1515 khi được 20 tuổi. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã tấn công Italy và xâm chiếm thành phố Milan – nơi ông được tiếp xúc với văn hóa thời kỳ Phục Hưng và cảm thấy thực sự bị lôi cuốn. Nhà vua đã mời nhiều nghệ sĩ ở Italy đến Pháp, trong số đó có Leonardo Da Vinci – người nghệ sĩ thời kỳ Phục Hưng 64 tuổi đầy tài năng.

Vua Francis I

Toà lâu đài Chambord đã được xây dựng giữa khu rừng. Ở phần trung tâm của toà lâu đài, vua Francis I đã xây dựng chiếc cầu thang hình tròn, kiểu thiết kế rất mới lạ vào thời điểm đó. Chiếc cầu thang hình vòng tròn có nhiều lớp, nhưng chúng không bao giờ trùng lắp lên nhau.

Vua Francis I đã thiết kế cầu thang dựa theo hình mẫu thành phố lý tưởng của Vinci. Cầu thang được xây dựng ở phần tháp trung tâm. Và ở bên trên có một vật sáng lấp lánh, mang ý nghĩa tượng trưng cho hoàng tộc Pháp. Lâu đài Chambord là sự hiện thực hoá của toà lâu đài lý tưởng mà vua Francis I và Leonardo Da Vinci đã từng mơ ước.

Chiếc cầu thang hình vòng tròn có nhiều lớp là điểm thu hút đặc biệt của tòa lâu đài Chambord

Dưới chân núi Jocra, miền Đông nước Pháp có một xưởng muối được xây dựng theo hình bán nguyệt và đã được công nhận là Di sản Thế giới với danh xưng "The Royal Saltworks".

The Royal Saltworks ngoài đời thưc và trên bản vẽ

Vua Luis XVI cùng các nhà kiến trúc của ông đã xây dựng nên thành phố công nghiệp nhỏ lý tưởng này. Hàng năm, người ta sản xuất được 3.000 tấn muối. Vua Luis XVI đã cố gắng thiết kế tất cả những công trình chức năng của một thành phố nhỏ ở nơi này.

Vua Luis XVI

Cách nay hàng trăm triệu năm, vùng núi Jocra vốn là một vùng biển cạn. Do điều kiện địa lý đặc biệt nên nước ngầm ở đây có nồng độ muối nhiều hơn những nơi khác đến 10 lần. Muối là một nguồn lợi quý giá mang đến giá trị tài chính cao cho nhà vua vào thời đó. Chính vì vậy, xưởng sản xuất muối ở đây được bao bọc bằng những bức tường thật cao và mọi hoạt động ra vào đều được kiểm soát chặt chẽ.

Nước ngầm ở đây có nồng độ muối nhiều hơn những nơi khác đến 10 lần và được đưa lên mặt đất bằng những cối nước

Hình dáng nửa vòng tròn của xưởng muối là một hệ thống được thiết kế hoàn hảo cho các hoạt động quan sát. Tuy nhiên, sự sáng tạo để xây dựng nên một thành phố lý tưởng đã bị bỏ dở khi cuộc cách mạng Pháp bắt đầu nổ ra.

Thanh Trúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *