Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Nhà thờ Speyer của Đức là Di sản văn hóa thế giới năm 1981.

Nhà thờ Speyer hay còn gọi là nhà thờ St.Mary và St.Steven là một nhà thờ nằm ở phía tây nam nước Đức, tại thành phố Speyer. Cho đến nay, đây là nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman lớn nhất thế giới.

Nhà thờ Speyer gồm nhiều công trình trong đó những công trình chính gồm một vương cung thánh đường và bốn tháp canh với hai mái vòm. Di sản văn hóa thế giới này được xây dựng bắt đầu từ năm 1030 dưới thời Vua Konrad II. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc có giá trị mà còn là một trong những di tích quan trọng nhất từ được xây dựng dưới thời La Mã. Trong 300 năm lịch sử, nhà thờ Speyer là nơi cất giữ di hài của các vị hoàng đế Đức.

Năm 1030, ngay sau khi lên ngôi, Vua Konrad II đã cho thiết kế và tiến hành xây dựng Nhà thờ Speyer. Nhà thờ tiếp tục được tu sửa và xây thêm vào năm 1077 dưới thời Vua Henry IV. Sau khi hòa giải với Đức Giáo Hoàng vào thời kỳ đó, Vua Henry IV đã cho xây dựng thêm mái vòm nhà thờ. Đây là nhà thờ đầu tiên có mái vòm được xây dựng ở Châu Âu, đồng thời cũng là mái vòm lớn nhất ở khu vực Châu Âu trong một thời gian dài.

Cho đến nay, Nhà thờ Speyer vẫn là một công trình nghệ thuật giá trị với kiến trúc Roman chuẩn mực. Bên cạnh đó di sản thế giới này đặc biệt có ý nghĩa bởi nó là nhà thờ được xây dựng theo phong cách Roman lớn nhất thế giới còn lại. Cũng không thể không nói đến những giá trị lịch sử đã bồi đắp qua năm tháng càng làm tăng thêm giá trị cho di sản này.

Mặc dù trải qua một cơn hỏa hoạn lớn và đã bị hư hại nặng nhưng nhờ những thành tưu vượt trội trong công tác bảo tồn mà Nhà thờ Speyer vẫn giữ được vẻ nguy nga, tráng lệ, ân tượng như khi mới được xây dựng.

Được xây dựng vào thời kỳ xung đột giữa Triều đình và Giáo hoàng vô cùng căng thẳng, vì vậy ngay từ khi thiết kế, nhà thờ Speyer đã được tạo nên với ý thức cạnh tranh lớn với các tu viện Cluny. Với tính toán hoàn hảo, các công trình kiến trúc có sự cân đối vô cùng chuẩn mực giữa khối phía Đông và phía Tây. Sự kết nối giữa Đông và Tây được tạo nên bởi các gian giữa và các cánh ngang. Sau khi hoàn thành, nhà thờ Speyer đã ngay lập tức trở thành công trình kiến trúc nổi bật. Mặc dù vậy cho đến khi vua Henry IV cho sửa chữa và xây dựng thêm phần mái vòm thì công trình kiến trúc này thực sự tạo nên tiếng vang lớn tại Châu Âu. Sự ảnh hưởng phong cách kiến trúc cũng như cách xây dựng nhà thờ này đã trở thành cơ sở tiền để cho những thiết kế của nhiều nhà thờ khác sau đó.

Nếu như kiến trúc của nhà thờ đã vô cùng độc đáo, ấn tượng như vậy thì phần nội thát bên trong cũng không hề kém cạnh gì. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc, trang trí bên trong nhà thờ được tạo ra bởi các nhà điêu khắc danh tiếng người Ý. Sau khi tu viện Cluny bị phá hủy thì Nhà thờ Speyer chính thức trở thành nhà thờ lớn nhất và lâu đời nhất được xây dựng theo phong cách Roman.

Kể từ triều đại của Vua Konrad II cho năm 1309, có tám vị vua đã được đặt di hài tại đây sau khi băng hà. Năm 1689, nhà thừ Speyer bị hư hai nghiêm trọng trong một cơn hỏa hoạn. Mãi đến năm 1772, việc tu bổ cải tạo mới được thực hiện và hoàn thành 6 năm sau đó năm 1778. Mặc dù trải qua việc cải tạo song kiến trúc cơ bản và vẻ nguy nga, ấn tượng của Nhà thờ gần như không hề thay đổi. Điều đó có được là nhờ những thành tựu lớn của công tác nghiên cứu, bảo tồn di tích của Châu Âu thời đó.

Nhà thờ Speyer được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1981 theo tiêu chí (ii): Nhà thờ Speyer không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mà còn gây một ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kiến trúc Roman trong thế kỷ 11, 12. Bên cạnh đó, những thành tựu lớn về bảo tồn nhà thờ cũng gây ảnh hưởng mạnh ở Đức và Châu Âu suốt từ thế kỷ 18 cho đến nay.

Theo disanthegioi.info 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *