Con người và đá luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ rất sớm, tạo tác đá thành tác phẩm nghệ thuật luôn là hình thức thể hiện cảm xúc và khát vọng sinh tồn của con người.

Tác phẩm điêu khắc đá

Trong nghệ thuật điêu khắc trên đá ở Thanh Điền – tỉnh Chiết Giang và Thọ Sơn – tỉnh Phúc Kiến, đường nét tự nhiên của đá cùng kỹ thuật điêu khắc tinh xảo đã thể hiện những vẻ đẹp một cách quyến rũ và vô cùng độc đáo.

Tác phẩm điêu khắc đá

Đá ở Thọ Sơn và Thanh Điền thường dùng trong điêu khắc có tên là diệp lạp. Nó có những đặc điểm rất phù hợp với công nghệ điêu khắc như màu sắc vô cùng đa dạng. Ngoài ra, trong lòng đá còn có những đường gân màu sắc khác nhau, khiến cho trong lúc suy nghĩ tìm bố cục để chế tác, nghệ nhân cảm thấy rất hưng phấn. Mặt khác, đá ở các vùng này rất cứng, nên khi tạo tác, tác phẩm sẽ có những đường nét sắc sảo lạ thường.

Nghệ nhân Nghê Đông Phương bên tác phẩm của mình

Điêu khắc đá ở Trung Quốc có lịch sử hơn 3.000 năm, bắt đầu vào khoảng đời nhà Thương. Vào thời nhà Đường, Phật giáo phát triển rất mạnh, các tăng ni phật tử trở thành người truyền bá nghệ thuật điêu khắc đá. Cũng từ đó, đề tài về Phật giáo và những câu chuyện nhà Phật luôn hiện hữu trên những tác phẩm điêu khắc. Tuy nhiên, lịch sử điêu khắc đá cũng lắm thăng trầm. Lúc đầu, đá chỉ được sử dụng để khắc những con dấu phục vụ trong cung đình, còn gọi là đồ thư ấn. Đến thời Minh, Thanh, điêu khắc đá Thanh Điền phát triển rất mạnh, kỹ thuật cũng như phương pháp điêu khắc ngày càng tinh xảo hơn.

Tác phẩm đá

Đầu đời Thanh là giai đoạn phát triển cực thịnh của điêu khắc đá. Các nghệ nhân căn cứ vào hình dáng, màu sắc và tính chất của đá mà chọn đề tài, chế tác tác phẩm. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đến nay, điêu khắc đá cũng được chú trọng và phát triểm mạnh.

 

Tác phẩn "Trăng tròn hoa đẹp" của Nghê Đông Phương

Nhiều tác phẩm điêu khắc đá của Trung Quốc đã được đánh giá cao và có giá trị rất lớn. Tác phẩm để đời “Trăng tròn hoa đẹp” của nghệ nhân điêu khắc đá Nghê Đông Phương đã làm nức lòng bao người hâm mộ. Toàn bộ tác phẩm là một khối đá diệp lạp, được tác giả chọn đề tài và tự tay thể hiện. Giữa tác phẩm là mặt trăng tròn, xung quanh là khóm hoa mẫu đơn màu đỏ và hoa đào. Tất cả màu sắc trên tác phẩm “Trăng tròn hoa đẹp” đều là màu tự nhiên của đá. Theo nghệ nhân, khi có được hòn đá trong tay, điều khó nhất là chọn đề tài cho tác phẩm. Đề tài phải được căn cứ vào chất lượng, màu sắc và cả những đường vân của đá.

 

Tác phẩm "Thọ Tỷ Nam Sơn" của nghệ nhân Trương Ái Đình

Tác phẩm “Thọ tỷ Nam Sơn” của tác giả Trương Ái Đình cũng là một kiệt tác. Tác phẩm thể hiện sự sung túc trong đời sống của người Trung Hoa. Nhân vật chính là một vị tiên với nụ cười vô tư như không lo lắng gì đến cuộc sống xung quanh. Trán ngài nhô cao, thể hiện sự trường thọ, xung quanh là các nhi đồng… Tất cả đều hài hòa, nói lên cuộc sống an lành của nhân dân. Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm khác có giá trị rất cao mà chỉ có nghệ thuật điêu khắc đá Trung Quốc mới có thể đạt đến những thành quả như thế.

 

Nghệ nhân Phùng (trên) và tác phẩm "Đàn heo" của ông

Nghệ thuật điêu khắc đá ngày nay đòi hỏi phải có lòng đam mê mãnh liệt thì mới có thể tạo tác được những tác phẩm có giá trị. Qua hơn 3.000 năm, từng giai đoạn thăng trầm trong lịch sử Trung Quốc đều được thể hiện qua loại hình nghệ thuật vô cùng độc đáo – điêu khắc đá.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *