Bộ phim "Mùa len trâu" của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã để lại nhiều cảm xúc thôi thúc nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu thực hiện bộ ảnh phóng sự về một trong những hoạt động mưu sinh vất vả mùa nước lũ này

“Len” trong tiếng Khmer có nghĩa là đi tự do, “len trâu” có nghĩa là cho trâu đi tự do. Ở đây nước lụt, nước lụt từ 1m đến 4m. Người ta ở nơi lụt, người ta không có chỗ ở là phải, và trâu cũng không có chỗ ở. Cho nên nó phải đi đến những vùng đất cao để có cỏ cho nó ăn. Ở nhà tối nó ngủ không được, ngủ với nước sao mà ngủ được, và trưa thì làm sao cho nó ăn, cỏ đâu ra mà cho nó ăn. Người nuôi trâu, chủ nhà có trâu, phải đưa trâu đến vùng đất cao. Làm sao người làm ruộng nuôi trâu? Muốn nuôi trâu thì phải lùa trâu đi. Ngày thường trời nắng, nuôi trâu trong chuồng. Đến ngày trời mưa thì phải lùa trâu đi. Vì vậy cho nên phải đem trâu đi chỗ khác. Đưa trâu đến vùng bảy Núi. Nhưng nó xa nhà mình đến 30 – 40 km, xa quá sao mà đưa đi. Vì vậy, mình phải đưa nó đi lòng vòng, ăn hết cỏ chỗ này, nước lên, thì đưa trâu sang chỗ khác. Có khi đến ba bốn tháng mới đưa trâu về. Trâu dẫn đi phải có người giữ. Trâu không dẫn đi thì phải mướn người ta giữ. Người nghèo mướn ai bây giờ? Vậy thì để con cái đi giữ nó. Ngày trước trẻ con đi theo con trâu, áo quần không có, mùng mền không có, gạo cơm thiếu, đó là cả một chuyện khó khăn. Vì vậy đối với chúng tôi dân miệt dưới, tôi là dân miệt dưới, đó là một bài học cho thanh niên trở thành người lớn… “, Trích tác phẩm Mùa len trâu (nhà văn Sơn Nam).

Nhiều người tưởng rằng ngày nay, len trâu chỉ còn là chuyện trong phim ảnh, tiểu thuyết. Nhưng trong thực tế đây vẫn là câu chuyện diễn ra hàng năm ở miền Tây khi mùa nước nổi về. Dưới đây là những hình ảnh về cuộc sống người nông dân trong mùa len trâu ở An Giang mà nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu ghi nhận được. Những câu chuyện có thật vẫn diễn ra mỗi năm khi mùa nước nổi về.

Trâu từ Châu Đốc lùa đến tận xã Vĩnh Điều , Giang Thành, Kiên Giang mới có cỏ ăn . Nơi đây trâu được thả tự do kiếm ăn trên cánh đồng giáp với Campuchia bên kia kênh Vĩnh Tế. Đến chiều người chăn trâu lùa chúng về sát bờ kênh

Ngọn núi xa thuộc đất Campuchia. Bờ cỏ xanh phía trước thuộc kênh Vĩnh Tế (Việt Nam). Mùa nước nổi, không có cỏ cho trâu ăn, người nông dân sáng phải lùa trâu qua biên giới, chiều lại lùa về…

Phút nghỉ chân chờ đàn trâu về đầy đủ

“Đủ số trâu rồi, chuẩn bị vượt kênh Vĩnh Tế về nhà thôi!”

Đường về nhà…

Nước không quá sâu nhưng cũng đủ làm đàn trâu vất vả khi lên bờ

Cộng đồng mạng chắc sẽ rất thích với tiêu đề ảnh này: “Trẻ trâu”!

"Con tên Lực. Con nghỉ học rồi chú. Con chăn trâu chứ đi học rồi thì ai chăn! “

Lực 14 tuổi, bằng với tuổi của nhân vật thằng Kìm trong phim Mùa len trâu(do diễn viên Thế Lữ đóng)

Chừng nào chú chụp hình con vậy?”. “2 ngày nữa chú vô đây lại rồi chụp cho con!”. “Không được đâu chú. Mai cánh đồng xả lũ, nước lại ngập hết không có cỏ cho trâu ăn. Chiều mai con phải theo mấy anh đi len trâu nơi khác rồi…”. Hành trình len trâu em nói lần này dài những 50-60km, kéo dài mấy tháng đến sau mùa nước nổi mới về.

Nước lên cao trên cánh đồng giáp biên giới Campuchia. Chỉ vài ngày nữa thôi, nước sẽ ngập hoàn toàn, người nông dân lại tiếp tục len trâu đến vùng đất mới

Bé Tài (13 tuổi) may mắn hơn cu Lực vì được đi học. Sáng cậu Út của Tài len trâu đi xa. Chiều về Tài giúp cậu chăn trâu quanh nhà… 

Theo TGVH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *