Ngày 15-4-1975, Cục Hậu cần Miền thành lập Đoàn hậu cần 240B làm nhiệm vụ phối hợp với Đoàn hậu cần 230 và Hậu cần Tỉnh đội Long An phục vụ Binh đoàn cánh Tây Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. 

Trước đó, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về huy động tiềm lực của cả nước cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định, Bộ Quốc phòng huy động hơn 10.000 xe vận tải trên đường Trường Sơn, 2.745 xe của các đơn vị kỹ thuật, 3.929 xe của các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng. Các bộ, ngành ngoài quân đội huy động hơn 1.000 ô tô, 32 tàu vận tải biển và hàng trăm lần chiếc máy bay vận tải. Hệ thống đường giao thông phát triển sâu rộng, đảm bảo cho các đoàn vận tải tiến vào mặt trận. 

Cục Hậu cần Miền theo dõi, chỉ đạo công tác bảo đảm hậu cần Chiến dịch Hồ Chí Minh. 

 

Tại chiến trường B2, Hậu cần Miền điều chỉnh thế trận, lực lượng, bổ sung vật chất cho các hướng của chiến dịch. Hướng Tây Bắc: Đoàn hậu cần 235 và Hậu cần Quân đoàn 3. Hướng Bắc – Đông Bắc: Đoàn hậu cần 210 và Hậu cần Quân đoàn 1. Hướng Đông: Đoàn hậu cần 814 và Hậu cần Quân khu 7, Quân đoàn 4, Quân đoàn 2. Hướng Tây – Tây Nam: các Đoàn hậu cần 240B, 230, Hậu cần Quân khu 8. Hậu cần Sài Gòn – Gia Định phục vụ các đơn vị đặc công – biệt động. Các đoàn Hậu cần 770, 220, 340 tổ chức tổng kho tiếp nhận và cụm hậu cần dự bị của chiến dịch.

Tính đến ngày 15-4-1975, đã có 40.000 tấn vật chất dự trữ tại chỗ. Tổng cục Hậu cần chỉ đạo bổ sung từ các mặt trận khác nhằm chuẩn bị đủ tổng khối lượng 60.000 tấn (25.000 tấn lương thực thực phẩm, 25.000 tấn vũ khí đạn dược, 8.500 tấn xăng dầu, 1.500 tấn thuốc quân y và hàng hóa khác), bảo đảm cho 300.000 quân hoạt động trên 4 hướng tiến vào Sài Gòn.

Theo SGGP Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *