Trong lúc chỉ đạo các lực lượng vũ trang B2 tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy, tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định, Trung ương Cục chỉ đạo xúc tiến công tác chuẩn bị tiếp quản. 

Ngày 10-4-1975, Ban Thường vụ Trung ương Cục ra Chỉ thị 06/TWC về việc chuẩn bị công tác tiếp quản các tỉnh, thành còn lại trên địa bàn Nam bộ và cực Nam Trung bộ, đặc biệt là thành phố Sài Gòn – Gia Định.

Chỉ thị chỉ rõ “khi đánh đổ chính quyền trung ương địch, cần thực hiện chế độ quân quản trong một thời gian nhất định…

Nhiệm vụ của Ủy ban Quân quản là: 1. Tiêu diệt các ổ đề kháng, thanh toán triệt để các lực lượng phản động của địch; 2. Nhanh chóng ổn định tình hình và thiết lập trật tự trị an của thành phố, xây dựng lực lượng tự vệ của quần chúng; 3. Từng bước khôi phục những cơ sở bảo đảm cho cuộc sống của nhân dân; 4. Chuẩn bị những điều kiện để chuyển sang chính quyền cách mạng”.

Nhân dân Sài Gòn đón mừng bộ đội vào tiếp quản thành phố 

 

Triển khai chỉ thị trên, các địa phương cử cán bộ quân sự, chính trị các cấp tham gia Ủy ban Quân quản. Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập gồm 11 thành viên do đồng chí Trần Văn Trà làm Chủ tịch; Phó chủ tịch gồm các đồng chí: Võ Văn Kiệt, Hoàng Cầm, Trần Văn Danh, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm; ủy viên gồm các đồng chí: Bùi Thanh Khiết, Bảy Thư, Lương Kỳ Hiệp, Nguyễn Võ Danh và Phan Minh Tánh. Đảng ủy Quân quản (còn gọi là Đảng ủy đặc biệt) gồm 11 thành viên do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư, đồng chí Trần Văn Trà và đồng chí Mai Chí Thọ làm Phó bí thư.

Ngay sau khi thành lập, Ủy ban Quân quản các tỉnh, thành phố triển khai ngay công tác chuẩn bị, sẵn sàng đảm nhiệm chức năng chính quyền sau ngày giải phóng.

Theo SGGP Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *