Bệnh tim bẩm sinh có nhiều loại với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Siêu âm tim thai là cách đơn giản, hiệu quả nhất giúp phát hiện bệnh sớm với tỷ lệ chính xác lên đến 90-95%.

Thông tin trên được các chuyên gia chia sẻ trong chương trình tư vấn trực tuyến “Bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm: từ tầm soát đến phẫu thuật” vào 20h tối 15/06/2023. Kính mời quý độc giả xem lại chương trình tại đây.

Từ trái qua: ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viên, BS.CKI Nguyễn Phạm Thùy Linh, TS.BS Cam Ngọc Phượng, BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi và MC Bích Ngọc trong chương trình tư vấn trực tuyến ngày 15/6.

Tầm soát dị tật tim bẩm sinh từ tuần 18-24 thai kỳ

Bệnh tim bẩm sinh là một loại dị tật phổ biến ở trẻ, chiếm tỷ lệ khoảng 1% các ca sơ sinh.

Có nhiều nguyên nhân gây tim bẩm sinh cho thai nhi như 3 tháng đầu thai kỳ mẹ nhiễm các loại virus siêu vi rubella, sởi; thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ, rối loạn chuyển hóa đường, thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia, tiền sử gia đình mắc tim bẩm sinh hoặc rối loạn gen di truyền; thai phụ sử dụng các loại thuốc ức chế sinh tổng hợp hoặc sử dụng thuốc không theo toa bác sĩ trong 3 tháng đầu; môi trường ô nhiễm, mẹ tiếp xúc với các chất độc hại…

Nhiều người cho rằng phụ nữ lớn tuổi mang thai mới có nguy cơ mắc tim bẩm sinh và các dị tật khác. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến nghị dù mang thai ở bất kỳ độ tuổi nào, mẹ bầu cũng cần thực hiện tầm soát tim bẩm sinh khi thai kỳ từ 18-24 tuần, nhằm sớm phát hiện các bất thường tim thai nhi và sớm có hướng chỉ định, điều trị thích hợp.

ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viên – Cố vấn Phẫu thuật tim, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM, chuyên gia tiên phong trong lĩnh vực mổ tim bẩm sinh tại Việt Nam, chia sẻ: “Những năm gần đây, chất lượng chẩn đoán hình ảnh phát triển vượt bậc. Trước đây tầm soát tiền sản của những năm 2000 cho tỷ lệ chính xác chỉ khoảng 50%. Gần đây con số này đã lên đến 90-95%. Điều này giúp các bác sĩ Sơ sinh – Tim mạch chuẩn bị kế hoạch chăm sóc, xử trí kịp thời ngay khi cháu bé ra đời như về thuốc men, chăm sóc và lựa chọn thời điểm phẫu thuật ở phù hợp, tăng cơ hội sống còn cho trẻ.”

Theo BS.CKI Nguyễn Phạm Thùy Linh, siêu âm tim thai không thể phát hiện được 100% dị tật tim bẩm sinh nhưng phát hiện được hầu hết những cái dị tật nặng và nhờ đó khi bé vừa chào đời đã có sẵn một ekip Sản – Sơ sinh – Tim mạch như tại bệnh viện Tâm Anh hỗ trợ. Do đó, thai phụ nên siêu âm tim thai, ngay cả trường hợp không phải nhóm nguy cơ.

BS.CKI Nguyễn Phạm Thùy Linh siêu âm tim thai cho mẹ bầu. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trang bị những dòng máy siêu âm tối tân nhất giúp siêu âm tim thai nhi rõ nét nhất, độ phân giải cao, dựng cấu trúc tim 3D giúp phát hiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Thùy Linh nhấn mạnh quan trọng nhất vẫn chuyên môn, kinh nghiệm và sự nhạy bén của bác sĩ trong việc đưa ra những chẩn đoán ban đầu, làm tiền đề cho kế hoạch điều trị lâu dài ở trẻ.

Phối hợp Sản – Sơ sinh – Tim mạch cứu sống trẻ mắc tim bẩm sinh

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, nếu nhận thấy có vấn đề bất thường ở tim thai, các bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa gồm Sản khoa – Sơ sinh – Chẩn hình ảnh – Tim mạch để có kế hoạch cụ thể sau khi em bé chào đời.

“Tại Bệnh viện Tâm Anh, chúng tôi sẽ đồng hành cùng thai phụ đi tới chặng đường cuối cùng tức là theo dõi quá trình phát triển của thai và những bất thường có hay không cho mẹ và cho con, thời điểm sinh, nên sinh thường hay sinh mổ, điều trị dị tật tim cho bé như thế nào…”, bác sĩ Mỹ Nhi nói thêm.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ Trí Viên cho biết, phương pháp đường mổ nhỏ, ít xâm lấn ít gây tàn phá các mô cấu trúc khung xương của bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoài ra, bệnh viện Tâm Anh áp dụng phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP). Phương pháp này có lợi điểm ngăn cản đường dẫn truyền cảm giác đau, không có ảnh hưởng tới vận động, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, các bác sĩ hồi sức sau mổ nhiều kinh nghiệm, chăm sóc hậu phẫu trong phòng hồi sức riêng biệt nên trẻ nhanh hồi phục, được xuất viện sớm chỉ sau 3-5 ngày. Đây là kỳ tích mổ tim hở tại Việt Nam.

ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viên (trái) cùng ekip mổ tim bẩm sinh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Đối với những trẻ mắc tim bẩm sinh, TS.BS Cam Ngọc Phượng – Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ sau phẫu thuật, chúng ta cần đảm bảo các quy tắc an toàn sức khỏe cho trẻ như cung cấp lượng oxy đúng mức, hỗ trợ tuần hoàn, sử dụng các loại sữa năng lượng cao để cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bé và cuối cùng, khâu kiểm soát nhiễm khuẩn là rất quan trọng.

“Nếu cuộc mổ tim thành công nhưng mà sau mổ bé bị nhiễm khuẩn bệnh viện thì kết quả cuối cùng lại là thất bại”, bác sĩ Ngọc Phượng nhấn mạnh.

TS.BS Cam Ngọc Phượng chăm sóc cho em bé sơ sinh được phẫu thuật tim lúc 6 ngày tuổi. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Trong buổi chia sẻ, các chuyên gia lưu ý việc siêu âm kiểm tra định kỳ, theo dõi sát sao thai kỳ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, hướng điều trị và các biến chứng có thể xảy ra. Hiện nay, nhờ sự phối hợp chặt chẽ từ các chuyên khoa Sản – Sơ sinh – Tim mạch – Chẩn đoán hình ảnh giúp các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chuẩn bị kế hoạch chu đáo sau sinh, giúp cứu sống kịp thời những em bé được phát hiện dị tật tim bẩm sinh từ trong bào thai.

Để tìm hiểu thông tin khám thai, sàng lọc tim bẩm sinh tại BVĐK Tâm Anh, độc giả có thể liên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *