Cấp cứu ngoại viện – tăng cơ hội sống cho bệnh nhân đột quỵ, nhồi máu cơ tim
26/05/202450% người bệnh nhồi máu cơ tim có thể đột tử trước khi biết bệnh viện. Với bệnh nhân đột quỵ, cứ mỗi giờ trôi qua sẽ mất đi 3,7 tuổi. Do đó, cấp cứu nhanh chóng, can thiệp kịp thời là “chìa khóa vàng” giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu di chứng về sau, giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân.
Thông tin được các chuyên gia chia sẻ trong chương trình tư vấn trực tuyến: “Kỹ thuật cao tầm soát, điều trị đột quỵ & nhồi máu cơ tim – Cấp cứu ngoại viện – Bác sĩ đến tận nhà” vào 20h ngày 23/05/2024. Kính mời quý độc giả xem lại chương trình tại đây.
Các chuyên gia BVĐK Tâm Anh TP.HCM cùng MC Thúy Hằng tại buổi tư vấn trực tuyến
Nhồi máu cơ tim – bệnh lý đe dọa đến tính mạng
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi do một hay nhiều nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn, vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi đột ngột, bị hoại tử, gây suy tim hoặc đột tử. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng gặp nhiều ở người cao tuổi, người có các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, tiểu đường không được điều trị tốt, hút thuốc, rối loạn lipid máu (trong đó có rối loạn lipid máu di truyền).
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh (Giám đốc Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM) cho biết, một số người nhồi máu cơ tim tử vong trước khi có dấu hiệu cảnh báo. Nếu người bệnh có càng nhiều dấu hiệu cảnh báo thì càng nguy hiểm. Đặc biệt khi có triệu chứng nặng ngực kéo dài 15-30 phút, cần được đưa đi cấp cứu ngay.
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh khuyến cáo, nên đưa người bệnh đi cấp cứu ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ nhồi máu cơ tim.
Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có trên 50% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cấp cứu nhiều nhất là nhồi máu cơ tim cấp. Do đó, người tiểu đường, tăng huyết áp, người lớn tuổi nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch, đặc biệt là tầm soát bệnh động mạch vành.
Cấp cứu “giờ vàng” cho bệnh nhân đột quỵ
Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng dòng máu cung cấp cho não bị chặn hoặc giảm đột ngột, gây tổn thương và làm chết tế bào não. Ba dấu hiệu liên quan đến đột quỵ não là: liệt mặt, liệt tay (có thể cả chân), khó nói đột ngột. Đây là tình trạng y tế khẩn cấp, đòi hỏi người bệnh phải được điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
TS.BS Lê Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh cũng cho biết thêm, Bệnh viện Tâm Anh đã cấp cứu nhanh chóng, thành công nhiều ca đột quỵ. Do đó, số lượng bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện Tâm Anh trong thời gian gần đây tăng nhanh.
TS.BS Lê Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh chia sẻ, BVĐK Tâm Anh đã cấp cứu nhanh chóng, thành công nhiều ca đột quỵ.
Thời gian vàng đối với bệnh nhân đột quỵ là 3 giờ đầu, kể từ khi bệnh khởi phát, TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ (Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh) nhấn mạnh. Thời điểm này sẽ giúp cứu sống bệnh nhân, cứu được các chức năng, bệnh nhân hồi phục ngay lập tức vấn đề khó nói, yếu liệt nửa người.
Nếu bệnh nhân được cấp cứu sau 6-12 tiếng, sẽ có chỉ định can thiệp phù hợp. Tuy nhiên, cần cấp cứu sớm nhất có thể, tốt nhất là trong 4-6 giờ đầu, thời gian vàng là trong vòng 60 phút đầu tiên.
Thời gian vàng đối với bệnh nhân đột quỵ là 3 giờ đầu kể từ khi bệnh khởi phát, TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ nhấn mạnh.
Thời gian vàng cấp cứu nhồi máu cơ tim
Theo chia sẻ của ThS.BS.CKII Võ Anh Minh (Bác sĩ Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch), khi có triệu chứng nghi ngờ nhồi máu cơ tim, cần liên hệ cấp cứu ngoại viện ở bệnh viện gần nhất. Đồng thời, ngưng ngay công việc đang làm, ngồi nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái.
Nếu người bệnh đột ngột bất tỉnh, mất ý thức, không thở được, cần xoa bóp vào lồng ngực để giúp cho tưới máu não tốt hơn, hỗ trợ cho quá trình cung cấp tuần hoàn cho não trong khi đợi nhân viên y tế đến.
Trong 1-2 giờ đầu là thời gian vàng cấp cứu nhồi máu cơ tim, ThS.BS.CKII Võ Anh Minh thông tin.
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh chia sẻ thêm, khi bệnh nhân nhồi máu cơ tim được đưa đi cấp cứu, cần đo điện tâm đồ trong vòng 10 phút và đưa qua thông tim can thiệp. Đồng thời, có kết quả thử máu trong vòng 1 tiếng, tiếp tục thử máu lần hai sau 1 giờ.
BVĐK Tâm Anh luôn thực hiện cấp cứu đúng quy trình của Hội Tim mạch Việt Nam: khám lâm sàng, đo điện tâm đồ, thử men tim, đưa đến thông tim. Như vậy, giờ vàng là trong 1-2 giờ từ khi khởi phát bệnh đến lúc được cấp cứu, trễ là 6 giờ và trễ hơn nữa là 12 giờ. Sau 12 giờ, cơ tim không còn toàn vẹn nữa, bệnh nhân có thể bị suy tim hoặc những biến chứng khác của nhồi máu cơ tim cấp.
BVĐK Tâm Anh tầm soát, điều trị đột quỵ & nhồi máu cơ tim bằng kỹ thuật cao
Hiện nay, BVĐK Tâm Anh ứng dụng hệ thống máy chụp CT 1975 lát cắt tích hợp AI, giúp đánh giá nhanh và sớm những mảng xơ vữa, cục máu đông, vị trí tắc nghẽn, phình vỡ mạch máu não, khối u hay các tổn thương nhỏ. Hệ thống CT 1975 được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp một trái tim chỉ mất 0,23 giây, chụp toàn thân với 2 giây, xác định tình trạng đột quỵ não chỉ dưới 5 phút.
Với các kỹ thuật mới hiện nay, bệnh nhân đột quỵ có thể được can thiệp bằng kỹ thuật mổ ít xâm lấn. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM được trang bị hệ thống robot mổ xung huyết não thế hệ mới, thực hiện với trạng thái mổ thức tỉnh, chỉ gây tê tại chỗ. Nhờ đó, bệnh nhân tránh được biến chứng do thuốc gây mê và tỉnh nhanh ngay sau mổ.
Đồng thời, bệnh viện triển khai quy trình Cấp cứu ngoại viện – Bác sĩ đến tận nhà nhằm hướng dẫn người thân cách xử trí trong thời gian cấp cứu. Mục tiêu là rút ngắn thời gian điều trị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân được can thiệp sớm nhất giúp duy trì chức năng sống cho đến khi được đưa đến bệnh viện.