Khoảng 70% bệnh nhân đái tháo đường có liên quan đến cao huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, trong đó có bệnh lý về cơ tim, suy tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim. Số ca tử vong do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu cũng chiếm tỷ trọng cao.
Thông tin được các chuyên gia chia sẻ trong chương trình tư vấn trực tuyến: “Béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu & nguy cơ bệnh tim mạch” vào 20h ngày 07/3/2024. Kính mời quý độc giả xem lại chương trình tại đây
Buổi tư vấn trực tuyến ngày 07/3/2024
Béo phì, đái tháo đường thường đi đôi với bệnh tim mạch
TS.BS Lâm Văn Hoàng (Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết, bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường từ 35-45 tuổi trở lên và bệnh tim mạch cũng nằm trong độ tuổi này. Một bệnh nhân có thể mắc đồng thời đái tháo đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch. Hoặc bệnh nhân có bệnh đái tháo đường riêng rẽ, sau một thời gian biến chứng dẫn đến bệnh tim mạch.
TS.BS Lâm Văn Hoàng nhấn mạnh, bệnh nhân đái tháo đường, béo phì có nguy cơ cao dẫn đến bệnh tim mạch
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2019 có 463 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới, dự kiến sẽ ở mức 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Tỷ lệ béo phì ở nước ta gia tăng nhanh nhất so với các nước trong khu vực. Béo phì, đái tháo đường có nguy cơ tiến triển bệnh tim mạch rất lớn. Bởi đây là bệnh lý chuyển hóa, nguy cơ xơ vữa, hệ lụy gây bệnh mạch vành, dẫn đến thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim. Bệnh lý cơ tim trong đái tháo đường làm suy giảm chức năng co bóp của cơ tim, dẫn tới suy tim. Đái tháo đường cũng có nguy cơ biến chứng loạn nhịp tim. Bên cạnh đó, cao huyết áp trong đái tháo đường cũng là nguyên nhân khiến bệnh tim mạch nặng hơn.
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh (Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) thông tin thêm, bệnh nhân đái tháo đường có 2 nhóm biến chứng bao gồm: Biến chứng mạch máu lớn như tổn thương mạch vành, mạch máu ở trên cổ (động mạch cảnh) đưa đến đột quỵ não, mạch máu chi dưới và động mạch chủ; nhóm biến chứng mạch máu nhỏ như suy thận, bệnh thận mạn; tổn thương võng mạc mắt, biến chứng thần kinh…
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh cho biết, chủ động tầm soát giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường
Béo phì, rối loạn mỡ máu thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch máu
BS.CKII Huỳnh Ngọc Long cho biết, quá trình xơ vữa trong động mạch có thể xuất hiện rất sớm, ngay từ khi trẻ sinh ra. Với người Việt Nam, tuổi thọ trung bình là 75 tuổi, tốc độ hẹp mạch máu là 1,5. Những yếu tố làm hẹp mạch vành nhanh hơn bao gồm: cao huyết áp, béo phì, mỡ máu, hút thuốc lá, tiểu đường, tập luyện không đầy đủ, căng thẳng và phản ứng viêm. Do đó, khi đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh được tầm soát tất cả các yếu tố nguy cơ gây hẹp mạch vành bằng hệ thống máy móc hiện đại.
Theo BS.CKII Huỳnh Ngọc Long, có nhiều yếu tố làm hẹp mạch vành nhanh hơn như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, ít vận động, căng thẳng và phản ứng viêm
Trước đây, bệnh mạch vành thường xảy ra ở những người 50-60 tuổi, nhưng hiện nay bệnh ngày càng trẻ hóa. Ở Bệnh viện Tâm Anh, có trên 50% bệnh nhân nằm viện mắc bệnh mạch vành, trong đó có những bệnh nhân 40 tuổi, thậm chí chỉ mới 25 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim, do từ năm mười mấy tuổi đã hút ngày 2 bao thuốc lá. Do đó, PGS.TS.BS. Phạm Nguyễn Vinh khuyến nghị người có yếu tố nguy cơ, người cao tuổi, người trẻ có yếu tố di truyền trong gia đình nên đi tầm soát bệnh mạch vành.
Bệnh viện Tâm Anh tầm soát, điều trị bệnh tim mạch bằng kỹ thuật cao
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có đầy đủ thiết bị hiện đại để tầm soát, điều trị bệnh tim mạch từ bào thai đến người trưởng thành, với quy trình khép kín, toàn diện, như: siêu âm tim qua thành ngực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), xe đạp bàn nghiêng, siêu âm tim gắng sức xe đạp lực kế, siêu âm tim gắng sức Dobutamine hoặc thảm lăn gắng sức, hệ thống chụp MSCT mạch vành 768 lát cắt, máy chụp cộng hưởng từ tim 3 Tesla,… Đặc biệt, hệ thống chụp mạch vành và can thiệp mạch cánh tay robot xoay 360 độ tích hợp các phần mềm tiên tiến Cardiac Swing, siêu âm trong lòng mạch (IVUS), Dynamic Roadmap… sử dụng liều thuốc cản quang tối thiểu, đặt stent đường kính lớn giảm nguy cơ cho bệnh nhân suy thận, dị ứng thuốc cản quang và phòng ngừa tái hẹp. Bên cạnh đó, máy đo ABI đo chỉ số huyết áp ở tay chân giúp phát hiện sớm bệnh động mạch ngoại biên.
Đồng thời, sự phối hợp liên chuyên khoa với đội ngũ bác sĩ thông tim can thiệp giàu kinh nghiệm, ekip phẫu thuật từ người lớn đến bẩm sinh, điều trị từ nội khoa đến ngoại khoa giúp hội chẩn, xây dựng phác đồ điều trị toàn diện, phù hợp nhằm kiểm soát tốt bệnh, phòng biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viện Tâm Anh trang bị hệ thống siêu âm tim ứng dụng trí tuệ nhân tạo tầm soát bệnh tim mạch từ bào thai đến người trưởng thành
Đối với người bệnh đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cao, PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh khuyến nghị nên quản lý bệnh tốt để tránh biến chứng tim mạch. Bệnh nhân đái tháo đường nên giữ chỉ số HbA1c khoảng dưới 7%, tốt hơn là dưới 6%, người cao tuổi nên từ 6-7%. Ổn định huyết áp từ 130/80mmHg. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện đều đặn khoảng 150 phút/tuần; thay đổi lối sống, tránh hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, giảm cân khoa học. Đồng thời, những người có yếu tố nguy cơ bao gồm: tăng huyết áp, hút thuốc lá, mắc bệnh mạn tính, người có lối sống không lành mạnh, tiền sử gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành, đột tử, người cao tuổi,… nên khám sức khỏe tim mạch định kỳ, giúp phát hiện và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.