Tuần này, hành trình Chuyến xe nhân ái dừng chân tại các xã thuộc 4 tỉnh khác nhau của miền tây là An Giang, Bến Tre, Tiền Giang và thành phố Cần Thơ để chia sẻ câu chuyện của 4 hộ có mà chủ gia đình đều là người khuyết tật, không thể lao động nặng nhọc. Thế nên mỗi nhà đều cần công việc buôn bán tại chỗ để ổn định cuộc sống. Dù trước mắt có nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng các hộ gia đình đều ấp ủ ước mơ thoát nghèo bằng chính đôi tay và nghị lực của mình.

Gia đình chị Nguyễn Thị Nghị, ấp An Mỹ, xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Dù khuyết tật nhưng chị Nguyễn Thị Nghị xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vẫn cố gắng duy trì nghề chằm nón để nuôi mẹ già mù lòa đã hơn 90 tuổi. Nỗi lo lớn nhất là sức khỏe của 2 mẹ con chị ngày càng yếu đi. Hướng mở vựa đan nón lá, phát triển công việc hiện tại là phù hợp nhất với thể trạng của chị lúc này. Nhưng vốn sửa sang mái nhà trước để làm vựa vượt quá sức của chị Nghị.

Gia đình chị Nguyễn Thị Bạn,  xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre

Khuyết tật 2 chân, 1 tay nhưng chị Nguyễn Thị Bạn ở xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre vẫn cố gắng chằm lá và thêu thùa để nuôi mẹ già và cưu mang cháu gái. Nhưng nhà ở xa trung tâm xã, ít người biết tới công việc của chị, nên thu nhập không ổn định.

Công việc không có đồng lời buộc chị phải vay mượn 15 triệu để đóng tiền học phí cao đẳng ở thành phố HCM cho đứa cháu gái cưu mang từ hồi 3 tuổi.

Chọn công việc phù hợp với thể trạng nhưng vấn đề chị gặp phải chính là nhà nằm ở vùng sâu, không thuận lợi buôn bán.

Gia đình ông Trần Văn Cọp xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Gia đình thứ 3 là hộ của anh Trần Văn Cọp ở xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ. Từng có đôi chân lành lặn đi làm thuê làm mướn kiếm sống nhưng từ ngày 1 bên chân  bị hoại tử phải cắt bỏ, cảnh nhà càng thêm khó khăn. Không làm được công việc nặng nhọc, anh Cọp chuyển sang nghề hớt tóc tại nhà.

Cửa tiệm hớt tóc- nơi tạo ra thu nhập chính của gia đình giờ đã cũ mục. Nhưng nợ 12 triệu từ lần sửa nhà chưa trả hết nên mẹ con anh không dám mơ việc tân trang cửa tiệm. Tính toán chăn nuôi thêm tại nhà lại càng xa vời.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn,  xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Từng có tiệm hớt tóc tại nhà nhưng sau trận giông lớn, tiệm sập đổ, anh Nguyễn Văn Tuấn, xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang chuyển sang làm phụ hồ nuôi vợ bệnh, con nhỏ. Nhưng với hạn chế lưng gù, nhỏ con, anh không kiếm được nhiều tiền từ việc phụ hồ. Thu nhập kg đủ sống, Biến cố lại ập đến, vợ anh bị tâm thần lúc tỉnh lúc mê từ sau khi sinh con trai.

Từng được hỗ trợ gạch đá cất nhà sau trận giông bão 2 năm trước nhưng đến nay tổ ấm của anh chị vẫn còn nền đất tạm bợ, vách nhà trống trước trống sau

Nhận thấy cắt tóc không mang lại thu nhập ổn định, còn phụ hồ lại không phù hợp với sức khoẻ lâu dài, nên anh Tuấn mạnh dạn chuyển hướng học nghề sửa xe và sửa chữa ngôi nhà đã xuống cấp.

Thùy Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *