Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ tài chính hứơng dẫn thi hành nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/08/2010 về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đã qui định các tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh; hộ, cá nhân kinh doanh; doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khănđược mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành năm 2011.
Doanhnghiệp siêunhỏ ở đây được xác định là cơ sở kinh doanh có từ mười (10) lao động trở xuống được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy khi đăng ký mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành, Cơ sở kinh doanh phải tự xác định và chịu trách nhiệm về số lượng lao động kê khai với cơ quan thuế khi mua hoá đơn.
Tại khoản 1 điều 2 Thông tư số 40/2009/TT-BLĐTBXH ngày 3/12/2009 của Bộ Lao đông Thương binh xã hội quy định về cách tính số lao động sử dụng thường xuyên của doanh nghiệp được xác định là lao động đang làm việc theo bảng chấm công của doanh nghiệp, bao gồm số lao động giao kết hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trỡ lên, kể cả số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ chuyên trách của các tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội.
Số lao động sử dụng thường xuyên trong doanh nghiệp được tính là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm, bình quân tháng.
Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân tháng được tính theo công thức:
|
∑Xj |
li = |
_____ |
|
n |
Trong đó :
li : số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng i trong năm;
i : là tháng trong năm;
Xj : là số lao động đang làm việc của ngày thứ j trong tháng i, bao gồm số lao động giao kết hợp đồng từ 3 tháng trở lên và số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; cán bộ quản lý và cán bộ của các tổ chức đoàn thể;
j : là ngày trong tháng ;
Đối với ngày nghĩ mà doanh nghiệp không bố trí lao động làm việc thì lấy số lao động đang làm việc theo bảng chấm công của doanh nghiệp liền kề trước ngày nghĩ đó, nếu ngày trước đó cũng là ngày nghĩ thì lấy ngày tiếp theo không phải ngày nghĩ;
∑Xj : là tổng số lao động sử dụng thừơng xuyên các ngày của tháng i trong năm;
n : là số ngày theo lịch của tháng i (không kể doanh nghiệp có làm đủ hay không đủ số ngày trong tháng;
Số lao động sủ dụng thường xuyên bình quân của tháng thứ i trong năm = tổng số lao động sử dụng thường xuyên các ngày trong tháng i / số ngày theo ngày dương lịch của tháng i.
Riêng đối với doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động thì số ngày trong tháng đầu được tính theo số ngày thực tế hoạt động trong tháng.
Như vậy số lao động của doanh nghiệp được xác định là lao động sử dụng thường xuyên của doanh nghiệp và là lao động đang làm việc theo bảng chấm công của doanh nghiệp, bao gồm số lao động giao kết hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, kể cả số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo qui định của pháp luật; cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ chuyên trách của các tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội.
Tại thời điểm mua hóa đơn, doanh nghiệp kê khai số lượng lao động sử dụng thường xuyên của doanh nghiệp là số lượng lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng trước tháng mua hóa đơn. Cách xác định số lượng lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 2 thông tư số 40/2009/TT-BLĐTBXH.
Doanh nghiệp phải tự tính số lượng lao động thường xuyên ở đơn vị mình để tự xác định là doanh nghiệp “siêu nhỏ” và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai số lượng lao động khi mua hóa đơn của cơ quan thuế.
Mỹ Gành