Phát quang sinh học, cuộc đời bất tử… là hai trong số những khám phá đáng kinh ngạc của loài sinh vật trong suốt này.

Khám phá đáng kinh ngạc về loài sứa là khả năng phát quang sinh học. Sứa có khả năng phát quang giúp chúng thu hút con mồi hoặc bảo vệ bản thân.

Nếu một con sứa bị “chẻ” thành hai thì hai phần đó đều có thể tái tạo và trở thành hai sinh vật mới. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu một con sứa bị thương, nó có thể sao chép chính nó và sinh sôi nảy nở.

Sứa có cơ thể đối xứng quanh một trục trung tâm chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của cơ thể, vì vậy, chúng không có bên trái hay bên phải mà chỉ có bên trên và bên dưới.

Làn da của sứa mỏng đến mức nó có thể hấp thụ oxy qua da chứ không cần đến hệ hô hấp. Tuy nhiên, chúng lại có hẳn một hệ thống thần kinh cho phép chúng ngửi và phát hiện ra ánh sáng.

Sứa bờm sư tử là loài sứa lớn nhất được biết đến với những xúc tu có thể kéo dài được hơn cả một con cá voi xanh – loài động vật có vú lớn nhất hành tinh.

Sứa không có xương, không có não, cũng không có tim. Toàn thân sứa trong suốt, gồm ba lớp: lớp biểu bì ở ngoài cùng, lớp mesoglea dày như thạch ở giữa và lớp gastrodermis bên trong.

Cuộc sống của đa số các loài sứa rất ngắn ngủi, chỉ từ vài ngày cho tới dưới một năm. Thậm chí, một số loài sứa nhỏ chỉ có thể sống được một vài giờ.

Tên tiếng Anh của sứa được ghép từ hai từ “jelly” (thạch) và “fish” (cá) nhưng thực chất chúng không phải là cá.

Cuộc đời của loài sứa gồm hai giai đoạn: giai đoạn polyp và giai đoạn trưởng thành. Đặc biệt, loài sứa Turritopsis nutricula có thể quay trở về giai đoạn polyp và bắt đầu lại cuộc sống nên còn được gọi là sứa bất tử.

Khoảng 95-98% cơ thể loài sứa là nước. 5% còn lại là vật chất rắn. Khi lấy ra khỏi nước, sứa trông giống như một giọt nước khổng lồ.

Theo kienthuc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *