Dây chằng khớp gối có thể tái đứt sau mổ do nhiều nguyên nhân, hiện nay, các kỹ thuật mổ mới hiện đại và chất liệu dây chằng nhân tạo cao cấp có thể giúp giảm tối đa nguy cơ này.

Thông tin trên được ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ – Trưởng khoa Y học thể thao & Nội soi, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết trong chương trình tư vấn trực tuyến: “Lý do thất bại sau phẫu thuật dây chằng khớp gối”, diễn ra vào tối 2/7/2024.

Chương trình tư vấn “Lý do thất bại sau phẫu thuật dây chằng khớp gối”

Chương trình thu hút hơn 300 ngàn lượt xem trực tiếp và xem lại trên các nền tảng số. Đồng thời, hàng trăm câu hỏi của khán giả gửi về, được các chuyên gia, bác sĩ giải đáp. Độc giả có thể xem lại chương trình tư vấn tại đây.

TS.BS Lê Văn Tuấn – Cố vấn cấp cao, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Tâm Anh, cho biết khớp gối là khớp có dịch lớn, biên độ vận động rộng và thường xuyên chịu lực tác động từ cơ thể. Khớp gối có cấu tạo gồm đầu dưới, xương đùi, đầu trên xương chày, bao phủ bằng các sụn khớp và được giữ vững bằng hệ thống dây chằng, sụn chêm. Hệ thống dây chằng chính ở bộ phận này gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài. Ngoài ra còn có sụn chêm trong, sụn chêm ngoài bao khớp.

So với dây chằng ở các vị trí khác, dây chằng khớp gối dễ bị tổn thương hơn trong khi sinh hoạt, lao động, tập luyện thể thao, chẳng hạn như chạy nhanh sau đó dừng đột ngột, nhảy cao tiếp đất không tốt, xoay chân… Tổn thương dây chằng khớp gối thường tác động trực tiếp đến sụn chêm, dây chằng bên trong và bên ngoài. Đó là lý do tại sao nhiều trường hợp bị tổn thương cùng lúc các bộ phận này.

TS.BS Lê Văn Tuấn chia sẻ nguyên nhân tại sao dây chằng đầu gối dễ tổn thương

Liên quan đến lý do thất bại sau phẫu thuật dây chằng đầu gối, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ cho biết, không có hình thức phẫu thuật nào đảm bảo tỷ lệ thành công 100%. Tái đứt dây chằng sau phẫu thuật khoảng 5-20% tùy từng trường hợp, có thể xảy ra do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.

Ví dụ, môi trường khớp gối không đủ chất dinh dưỡng để nuôi vật liệu nhân tạo này, dẫn đến bị tiêu hủy theo thời gian. Trường hợp thứ 2 là do sợi dây chằng mảnh ghép quá nhỏ và mỏng so với yêu cầu thực tế, gây ra tình trạng mất vững. Bác sĩ có thể thực hiện tăng kích thước sợi dây chằng nhưng vẫn không đảm bảo tỷ lệ thành công tuyệt đối.

Người bệnh không tuân thủ quá trình tập luyện vật lý trị liệu, phục hồi chức năng sau mổ, quay lại tập cơ, vận động mạnh, tập chịu lực quá sớm (trước 3 – 4 tháng) có thể dẫn đến giãn, tái đứt dây chằng.

Những trường hợp mổ lại dây chằng thường có khả năng phục hồi khoảng 70-80%. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi vận động, sinh hoạt, chơi thể thao, đặc biệt là đá bóng.

ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ chia sẻ về nguyên nhân dây chằng đầu gối dễ tổn thương

Cũng theo bác sĩ Vũ, các kỹ thuật mổ và chất liệu dây chằng nhân tạo hiện đại giúp giảm tỷ lệ thất bại sau mổ.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang ứng dụng kỹ thuật mới mổ dây chằng All inside (tất cả bên trong) và dây chằng nhân tạo thế hệ thứ 3 mới nhất trong điều trị chấn thương dây chằng. Dây chằng nhân tạo có kết cấu chất liệu vượt bật với khoảng 3.000 chuỗi sợi polyethylene terephthalate đơn kết hợp nhau (tương đương stent mạch vành đặt vào tim), có thể chịu lực 300 – 350kg, giúp người bệnh sớm vận động, giảm tỷ lệ tái đứt dây chằng sau phẫu thuật chỉ khoảng 2%.

BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh – Khoa Phục hồi chức năng, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình cho biết thêm, việc tập phục hồi chức chức năng, vật lý trị liệu sau phẫu thuật dây chằng khớp gối đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc tập luyện đúng cách trước phẫu thuật sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ thành công của cuộc phẫu thuật. Trong khi đó, tập sau mổ sẽ giúp người bệnh hạn chế các biến chứng như teo cơ đùi, cứng khớp gối, dáng đi xấu, đồng thời hỗ trợ phục hồi nhanh, sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Tập phục hồi chức năng giúp hạn chế đáng kể tỷ lệ thất bại của phẫu thuật dây chằng khớp gối.

Theo BS Hồng Ánh, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, tùy theo nhu cầu và mong muốn về mặt chức năng vận động, bác sĩ sẽ thiết kế chương trình tập phù hợp cho từng bệnh nhân. Bệnh viện trang bị một hệ thống máy chuyên dùng để kiểm tra dây chằng khớp gối, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của dây chằng, đánh giá độ ổn định của khớp gối cũng như mức độ hồi phục sau mổ đối với người bệnh đã phẫu thuật dây chằng. Từ đó, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ tối ưu trong vấn đề phục hồi để sớm quay trở lại các hoạt động thường ngày, kể cả chơi thể thao.

BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh chia sẻ về vai trò của tập phục hồi chức năng đối với phẫu thuật dây chằng đầu gối

Chương trình tư vấn do Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phối hợp cùng Đài truyền hình Vĩnh Long thực hiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *