Chiều tối Ngày 17/7/2023 giờ Việt Nam, Nga cho biết đã ngừng tham gia thỏa thuận mang tính bước ngoặt “Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen” do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian_ nhằm thiết lập một hành lang đảm bảo an toàn cho các tàu vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine qua Biển Đen.


Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Như Tổng thống Nga tuyên bố trước đó, thỏa thuận đã hết hiệu lực vào ngày 17/7. Đáng tiếc phần thỏa thuận liên quan đến Nga vẫn không được thực hiện. Vì vậy hiệu lực của thỏa thuận chấm dứt”. Ông Dmitry Peskov cũng nhấn mạnh ngay khi phần liên quan đến Nga được thực hiện, Nga sẽ ngay lập tức quay trở lại thực hiện thỏa thuận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng cho biết nước này đã chính thức thông báo cho Liên Hiệp Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine về việc không gia hạn thỏa thuận ngũ cốc.
Ngay sau tuyên bố trên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bày tỏ tin tưởng Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn duy trì thỏa thuận, đồng thời nói thêm rằng Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thảo luận về thỏa thuận này trong ngày hôm nay.

Nga tuyên bố thỏa thuận ngũ cốc biển đen hết hiệu lực
“Mặc dù tuyên bố được đưa ra vào hôm nay, nhưng tôi tin tưởng Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin muốn duy trì thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.”
Trong khi đó, chính phủ Đức kêu gọi Nga gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vì vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Bởi, sáng kiến này đã giúp giảm giá lúa mì, dầu thực vật và nhiều mặt hàng thực phẩm khác vốn tăng vọt thời gian qua.
“Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Nga gia hạn thỏa thuận ngũ cốc vì những người nghèo trên hành tinh này.”
Bộ phận nghiên cứu các mặt hàng nông sản tại ngân hàng /Ra-bô-băn-k/ Rabobank của Hà Lan cho biết thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen hết hiệu lực sẽ đẩy giá lúa mì tăng cao và điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến các quốc gia châu Phi, Trung Đông.

“Chúng ta đã thấy phản ứng của thị trường vào ngày thứ Sáu và phản ứng của thị trường ngày hôm nay. Giá lúa mì đã tăng 10% và giá bắp cũng bị ảnh hưởng, đã tăng 5 – 6%. Giá cả sẽ tăng lên. Điều đó có nghĩa là tình trạng mất an ninh lương thực sẽ lại xảy ra vào thời điểm mà các quốc gia, nhất là các nước kém phát triển, đang phải vật lộn với nợ nần, nghèo đói. An ninh lương thực sẽ trở thành một vấn đề cấp bách hơn nữa trong tương lai.”

Minh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *