Nền tảng Metaverse hay “Vũ trụ ảo” do công ty Meta của Mỹ phát triển đang cho thấy tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công, trong đó có tòa án. Mới đây, Colombia đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới thử nghiệm tổ chức một phiên tòa trên nền tảng Metaverse.
Phiên tòa thử nghiệm tại Colombia được tiến hành với tình huống giả định xét xử 1 vụ kiện, trong đó các luật sư, thẩm phán và các bên có liên quan được mang thiết bị thực tế ảo và có nhân vật đại diện trên Metaverse. Việc tranh luận kéo dài suốt hai giờ và hoàn tất các bước cơ bản của một phiên xét xử. Cả quá trình của phiên tòa trên Metaverse được chia sẻ qua kênh YouTube, qua đó giúp giới chuyên gia dễ dàng theo dõi và đánh giá tiềm năng ứng dụng của công nghệ thực tế ảo này trong tòa án.

                                                                                                                                                          Thử nghiệm ứng dụng Metaverse vào tòa án
“Ban đầu, tôi cảm thấy ý tưởng tổ chức xét xử trên Metaverse không khả thi. Cuộc thử nghiệm cho thấy việc ứng dụng công nghệ này vào tòa án là không dễ nhưng mang đến bầu không khí nhẹ nhàng hơn cho phiên tòa.”
Theo đánh giá chung, phiên tòa trên Metaverse đã thành công. Nhờ công nghệ này, quá trình xét xử được đẩy nhanh. Thêm vào đó, nhiều người có thể theo dõi phiên tòa trong khi sự riêng tư về hình ảnh cá nhân của nguyên đơn và bị đơn vẫn được đảm bảo. Bởi lẽ, tất cả người tham gia đều chỉ được thể hiện bằng các nhân vật đại diện.
“Chúng tôi nhận thấy Metaverse đã tạo ra môi trường thuận lợi cho nhiều người tham gia vào quá trình xét xử, đặc biệt có lợi cho những người không có điều kiện tham gia phiên tòa trực tiếp. Đây là một ưu điểm quan trọng.”
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc xét xử trên nền tảng Metaverse làm giảm đi tính nghiêm minh của một phiên tòa, khiến những người tham gia bị mất tập trung bởi các hình đồ họa và các nhân vật đại diện trông giống như phim hoạt hình.
“Việc có thể sử dụng được hết các tính năng, công cụ trên Metaverse là kỹ năng mà không phải ai cũng thông thạo. Thế nên, nếu đưa Metaverse vào tòa án, liệu có bao nhiêu người biết cách sử dụng các công cụ như vậy? Điều này có thể kéo theo sự thiếu công bằng.”
Mặc dù vậy, giới chuyên gia nhận định Metaverse có thể là một công cụ tiềm năng hỗ trợ ngành tòa án trong tương lai, mang đến thêm sự lựa chọn về cách tổ chức xét xử các vụ kiện tụng sao cho đảm bảo tốt nhất quyền lợi của các bên liên quan.

Thuận Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *