Các nhà nghiên cứu của Anh vừa phát hiện, loài chuột lớn ở châu Phi biết cách tẩm độc dược vào lông để làm tê liệt, thậm chí giết chết những con thú ăn thịt to hơn chúng nhiều lần.

Các nhà khoa học phát hiện, chất độc trên cơ thể chuột nhím giống với chất độc mà các thợ săn châu Phi tẩm vào mũi tên khi đi săn và họ cho rằng, chuột ăn phải vỏ mũi tên tẩm độc sau đó sản sinh ra chất độc tương tự.

Chuột mào có lông độc trên lưng

“Đây là loài động vật có vú đầu tiên mượn chất độc chết người từ cây cỏ và tích trữ trên người mà không bị ngộ độc”, Jonathan Kingdon – nhà nghiên cứu công tác ở Đại học Oxford (Anh) nói. Ông nghiên cứu loài chuột mào (dài trung bình 36cm) suốt 30 năm qua.

Qua nhiều quan sát và xét nghiệm hóa học, ông và đồng nghiệp phát hiện ra rằng, loài chuột mào liếm và ăn vỏ cây Acokanthera schimperi để tích trữ chất độc trên đám lông chạy dọc lưng. Hành vi này hằn sâu trong não chuột, giống như việc rỉa lông của chim hoặc tự tắm của mèo.

Khi bị đe dọa, chuột mào cong lưng lên, sử dụng những cơ đặc biệt để dựng hết lông trữ chất độc lên. Lớp ngoài của lông đầy những lỗ lớn và bên trong chứa nhiều thớ mảnh hút chất lỏng. Cấu trúc đặc biệt này giúp chuột mào chứa độc dược dễ dàng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu tại sao chuột liếm hoặc nhai cây độc mà không chết.

Chất độc của cây Acokanthera schimperi được thợ săn dùng để săn thú lớn như voi hàng nghìn năm nay. Việc hiểu rõ cơ chế hoạt động của loại độc dược này có thể giúp tạo ra thuốc chữa bệnh cho con người, ví dụ kích thích tim đập, ông Kingdon nói.

Theo baodatviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *