Bên bờ hạnh phúc

Trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua và vào hôm qua (04/04), giá dầu thô trên thị trường thế giới đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong 2 năm rưỡi qua. Các chuyên gia nhận định, việc giá dầu tăng kỷ lục này là do ảnh hưởng từ các thông tin về tình hình chiến sự tại Libya – một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ thuộc hàng lớn nhất Bắc Phi và là thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC.

Giá dầu thô thế giới tăng cao kỷ lục trong 2 năm rưỡi. Ảnh minh họa

 

Tại sàn giao dịch New York vào cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5/2011 tăng lên 107,94 USD/thùng, vượt qua ngưỡng 107 USD/thùng hồi tháng 9/2008. Còn tại sàn giao dịch Luân Đôn, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng lên 118,41 USD/thùng.

Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, giá dầu trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua là do ảnh hưởng từ tình hình tại Libya. Tính từ thời điểm xảy ra xung đột giữa quân nổi dậy và chính phủ của nhà lãnh đạo Libya Muammar Kaddafi, giá dầu đã tăng 20 USD/thùng. Trước đó, Libya xuất khẩu trung bình 1,6 triệu thùng dầu thô/ngày, chiếm khoảng 2% thị phần trên thị trường dầu thô toàn thế giới. Phần lớn dầu mỏ của Libya xuất sang châu Âu.

Giá dầu còn chịu tác động sau khi Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới công bố các báo cáo lạc quan về kinh tế cho thấy nhu cầu năng lượng sẽ gia tăng.

Báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố đầu tháng này cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3 năm nay là 8,8%, thấp hơn 0,1% so với tháng trước và đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm qua. Con số này thấp hơn 1% so với tỷ lệ thất nghiệp của tháng 11/2010. Theo báo cáo, nền kinh tế Mỹ đã có thêm 216.000 việc làm, tăng 11% so với tháng 2/2011.

Tại Trung Quốc, chính phủ cũng đưa ra báo cáo cho thấy, nhu cầu gia tăng trong lĩnh vực ô tô và máy móc khi ngành chế tạo của nước này phát triển mạnh hơn.

Kể từ ngày 15/2 đến nay, giá dầu thế giới đã tăng khoảng 24% khi nội chiến nổ ra ở Libya. Mặc dù giá dầu có lúc giảm khi lực lượng chống đối chính phủ ở Libya thông báo đã ký thỏa thuận với Qatar về việc nối lại hoạt động xuất khẩu vốn gần như bị đóng băng do chiến sự, tuy nhiên, giá mặt hàng này đã nhanh chóng tăng trở lại do tình hình bất ổn tại Bahrain, Yemen và Syria, khiến giới đầu tư đẩy mạnh hoạt động mua vào trước nỗi lo về nguồn cung toàn cầu.

Những quốc gia trên không sản xuất nhiều dầu mỏ nhưng lại là nơi trung chuyển dầu của khu vực, trong đó, Yemen nằm trên tuyến đường vận chuyển dầu mỏ chiến lược, mỗi ngày tham gia chuyển khoảng 4 triệu thùng dầu.

Các chuyên gia phân tích đầu tư cho rằng, việc nhà đầu tư hướng về cuộc chiến nóng bỏng ở Libya là lý do chính đẩy giá dầu lên mức đỉnh của 30 tháng qua. Họ cũng nhận định, những diễn biến mới đây cho thấy, cuộc xung đột tại quốc gia này có thể sẽ còn kéo dài. Phần lớn hoạt động sản xuất dầu mỏ của Libya đã bị ngưng trệ và nhiều khả năng nguồn dầu này không thể sớm quay lại thị trường.

Anh Dũng
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *