Bên bờ hạnh phúc

Cuộc họp không chính thức của nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) đã được tổ chức hôm nay, 8/6, tại TP. Buôn Ma Thuột. Cộng đồng các nhà tài trợ đánh giá cao Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết những khó khăn kinh tế gần đây, trong đó nhấn mạnh Việt Nam đã đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu khá tốt và cam kết tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế ở một vị thế cao hơn.

Các nhà tài trợ đánh giá cao nỗ lực đối phó khủng hoảng của Việt Nam.

Tại cuộc họp, Chính phủ và các nhà tài trợ cùng nhau đánh giá lại tình hình quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian gần đây, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến đời sống xã hội, báo cáo về phòng chống tham nhũng, những thách thức về biến đổi khí khậu, hài hoà hoá thủ tục…. Các đại biểu cũng nghe báo cáo kết quả của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức trước đó.

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã điểm lại tình hình thực hiện gói kích cầu kinh tế gần đây, hiệu quả lên nền kinh tế, cũng như những thách thức trong nước và quốc tế đối với Việt Nam. Phó Thủ tướng thông báo tóm tắt cho các nhà tài trợ về tình hình giảm nghèo của Việt Nam trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay và kêu gọi các nhà tài trợ ủng hộ Việt Nam hơn nữa.

“Tôi mong các nhà tài trợ quan tam đến một thực tế là tình hình kinh tế khó khăn hiện nay đang làm cho nhiều hộ gia đình đã vượt qua khoảng tối của đói nghèo nay có nguy cơ tái nghèo, làm xói mòn những kết quả mà chúng ta, các nhà tài trợ, Chính phủ và nhiều người dân Việt Nam đã phải phấn đấu rất nhiều mới đạt được thời gian qua” – Phó Thủ tướng nói.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, thời điểm khó khăn cũng là những cơ hội đặc biệt và tin tưởng tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu cũng tạo ra cơ hội rất lớn cho Việt Nam. Theo bà Kwakwa, cuộc khủng hoảng đã bộc lộ một số những yếu kém trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam có cơ hội để giải quyết những yếu kém này và biến chúng thành sức mạnh, cải thiện tính linh hoạt của nền kinh tế, và tạo ra vị thế tốt hơn cho Việt Nam để tăng trưởng bền vững và hòa nhập hơn trong một môi trưởng toàn cầu ngày càng có tính cạnh tranh và bất ổn cao.

Tại hội nghị, các đại biểu lưu ý rằng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức khác nhau vì tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Mặc dù đã có dấu hiệu khả quan về tình hình kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam vẫn nên tiếp tục theo dõi chặt chẽ những diễn biến phát triển kinh tế trong nước và quốc tế.

Ông Ben Bingham, Trưởng đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đang đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khá tốt, nhưng vẫn cần phải có một vài điều chỉnh chính sách để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh việc thắt chặt chính sách tiền tệ để tăng nguồn tín dụng và tăng cường hỗ trợ cho đồng tiền Việt Nam, theo IMF, Chính phủ và Quốc hội phải thống nhất một kế hoạch tài chính sửa đổi cho năm 2009 “để có thể xử lý những lo ngại về yêu cầu tăng nhu cầu tài trợ của Chính phủ trong mức phù hợp với việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô”.

Các đại biểu đều nhìn nhận một cách tích cực những nỗ lực của Chính phủ nhằm giảm thiểu tác động xấu đến xã hội vì khủng hoảng kinh tế, đồng thời nhấn mạnh rằng cần tập trung hơn vào các nhóm dễ tổn thương, tầm quan trọng của việc thu thập dữ liệu kịp thời và tin cậy, ví dụ như là các cuộc điều tra thường xuyên về lực lượng lao động, để có thể hỗ trợ điều chỉnh chính sách tốt hơn.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã hoan nghênh và đánh giá cao sự đối thoại chân thành, thẳng thắn và cởi mở của các nhà tài trợ về những nội dung thiết thực đối với sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh phải đối mặt với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, những thánh thức của biến đổi khí hậu và quá trình trở thành nước có mức thu nhập trung bình, cũng như vấn đề nâng cao hiệu quả viện trợ và giải ngân các chương trình dự án ODA. Bộ trưởng nhận định “Chính phủ đánh giá cao ODA và coi đó là một trong những biện pháp kích cầu trong bối cảnh khủng hoảng. Chính phủ cam kết bảo đảm đủ vốn đối ứng vì một đồng vốn đối ứng có thể kéo theo bốn đồng vốn ODA”.

Theo VnMedia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *