Bên bờ hạnh phúc

Chính phủ đã trình Quốc hội lộ trình điều chỉnh để đến đầu năm 2010, giá than phải đi theo giá thị trường. Ảnh: Trung Kiên.

Cũng liên quan đến vấn đề thuế suất, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đề nghị ban soạn thảo cần tính toán cụ thể để Quốc hội quy định biên độ hẹp lại, Chính phủ căn cứ quyết định của Quốc hội để quy định cho chính xác, không nên để một biên độ quá lớn cho từng loại thuế suất như trong dự thảo luật. Ông Minh cũng đề nghị đánh thuế cao đối với những tài nguyên không tái tạo và hạ thuế để khuyến khích những sản phẩm tài nguyên kim loại chế biến sâu, sản xuất tinh luyện.

“Đối với những tài nguyên không tái tạo, nhất là tài nguyên sắp cạn kiệt thì phải thu thuế cao”, đại biểu  Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) đồng tình. Điều khiến ông Xuân “không thể hiểu nổi” là trong khi đến năm 2013, Việt Nam bắt đầu phải nhập khẩu than thì hiện nay, than vẫn được xuất khẩu ồ ạt với giá chỉ 80 USD một tấn, để rồi phải nhập về với giá trên 100 USD một tấn. Để khắc phục kiểu “ăn non” này, ông Xuân đề nghị có mức thuế “cao tới độ làm nản lòng những nhà xuất khẩu” để giữ gìn tài nguyên không tái tạo cho thế hệ sau.

Đánh bắt xa bờ được miễn thuế?

Trước ý kiến của nhiều đại biểu về việc khung thuế suất quá rộng cũng như thuế suất sàn còn thấp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết sẽ tiếp thu và điều chỉnh để có khung thuế suất và thuế suất sàn hợp lý hơn.

Tuy nhiên, theo ông Ninh, do tài nguyên khoáng sản có loại sản xuất, chế biến trong nước và có loại xuất khẩu nên việc nâng thuế suất lên cũng cần phải có lộ trình. “Chẳng hạn, than sản xuất trong nước là đầu vào của rất nhiều sản phẩm, trong đó có điện, phân bón, giấy, xi-măng và được bán dưới giá thành. Chính phủ đã trình với Quốc hội có một lộ trình điều chỉnh để đến đầu năm 2010, giá than phải đi theo thị trường cùng với bốn sản phẩm này. Nếu nâng thuế cao quá sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước”, ông Ninh cho biết.

Cũng theo ông Ninh, đối với than xuất khẩu, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mở khung thuế suất xuất khẩu và điều chỉnh từ 5% lên 7%, 10%, 15% và nếu có biến động giá, thuế suất có thể được điều chỉnh lên cao hơn.

Về thẩm quyền quy định thuế suất, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho rằng, năm 2008 và 2009 đã cho Việt Nam nhiều bài học trong điều hành. Quá trình điều hành phụ thuộc rất nhiều vào giá của thế giới, khi giá xuống thì phải điều chỉnh thuế xuống, khi giá lên phải điều chỉnh thuế lên để đảm bảo lợi ích quốc gia. “Vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội để Quốc hội quy định khung và trong khung đó, giao thẩm quyền cho Chính phủ để điều hành một cách linh hoạt”, ông Ninh giải trình và cho biết thêm, sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu để xem xét việc miễn thuế đối với đánh bắt xa bờ nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Theo Đất Việt Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *