Bên bờ hạnh phúc

          Cá tra được Chính phủ xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của ĐBSCL và cả nước. Dù đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng đến nay hiệu quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Để phát huy tiềm năng và nâng cao hiệu quả sản xuất, các chuyên gia trong ngành thủy sản cho rằng cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất, để con cá tra phát triển bền vững.

 

          Theo Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020, vùng nuôi cá trá chủ yếu ở khu vực ven sông Tiền, sông Hậu gồm các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và TP Cần Thơ, với diện tích năm 2015 là 11.000 ha và năm 2020 là 13.000ha. Các cơ sở nuôi cá tra mới phải có diện tích từ 10 ha trở lên. Song vấn đề đặt ra là làm thế nào nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất bởi đánh giá của ngành chức năng giá trị kinh tế của con cá tra rất lớn nhưng người nuôi chưa được hưởng lợi tương xứng.

          Tiến sĩ Nguyễn Huy Điền, Tổng cục Thủy sản Việt Nam cho biết:  “Hiệp hội thủy sản, hiệp hội VASEP, Hiệp hội nghề cá VN đang xây dựng giá sàn để bảo đảm lợi nhuận người nuôi, hiện nay đang được đưa vào nghị định nhưng phải tuân thủy theo pháp lệnh chống phá giá. Qua pháp lệnh này, tất cả vướng mắt khó khăn, đảm bảo lợi nhuận của người nuôi sẽ được giải quyết vì không được bán phá giá nhằm đảm bảo lợi ích cho người nuôi.”

          Thực tế, thời gian qua, phần lớn người nuôi cá tra ở ĐBSCL chưa ổn định trong quy trình nuôi và xuất khẩu. Có thời điểm người dân ồ ạt nuôi do thấy người khác nuôi cá lãi cao và thực tế cũng đã có nhiều người giàu lên nhờ nuôi cá. Song do việc đầu tư sản xuất thiếu kế hoạch cũng như tầm nhìn nên nguồn nguyên liệu cá tra tăng gấp đôi dẫn đến dư thừa, giá cá giảm và người nuôi bị thiệt. Mặt khác, do con giống cá tra chưa được tốt nên tỷ lệ chết chiếm từ 30-50% và chất lượng sản phẩm cung ứng chế biến cũng không đồng đều. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt cá tra nguyên liệu cho xuất khẩu.

          Hiện nay, một số doanh nghiệp kinh doanh thức ăn cá đã có sự phối hợp với các trang trại nuôi cá. Các doanh nghiệp chế biến cá tra lớn trong vùng cũng đều xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy và ứng dụng các kỹ thuật nuôi an toàn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là cơ hội để người nuôi cá tra mở rộng mối quan hệ, tiếp xúc với các doanh nghiệp sản xuất chế biến cá, tìm cơ hội hợp tác ổn định đầu ra và tăng lợi nhuận.

          Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Vĩnh Long:  “Đối với các trang trại lớn, với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, cũng như Chi cục Thủy sản thì hướng dẫn bà con thực hiện Globalgap. Đây là chứng nhận toàn cầu về chất lượng sản phẩm cá tra VN mà thời gian tới, tất cả người nuôi đều phải thực hiện. Khi áp dụng tiêu chuẩn này, sẽ mang lại lợi ít rất lớn về hiệu quả kinh tế, giảm giá thành SX và giảm tác động, ô nhiễm môi trường.”

          Điều đáng mừng là hiện nay nhiều người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang thực hiện mô hình liên kết “4 nhà”. Các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các phương pháp chế biếnnhằm nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ cá tra. Người nuôi thì luôn tìm tòi, ứng dụng các kỹ thuật mới, đảm bảo các tiêu chí chế biến xuất khẩu, an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương các tỉnh, thành đều có quy hoạch vùng nuôi; đồng thời khuyến cáo người nuôi tập trung sản xuất an toàn và liên kết trong sản xuất để tạo ra nguồn nguyên liệu quy mô lớn, ổn định. Vì vậy, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất cá tra là chuyện không khó./.

          Lê Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *