Bên bờ hạnh phúc

Ban chủ nhiệm đề tài “Khảo sát khả năng thích nghi của tổ hợp giống cà ghép Hồng Châu, Savior và EG 203 tại Vĩnh Long” thuộc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ Vĩnh Long vừa phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật – Khuyến nông huyện Vũng Liêm tổ chức hội thảo khoa học đánh giá lại năng suất và khả năng kháng bệnh của các giống cà này sau thời gian đưa ra trồng khảo nghiệm tại xã Trung Thành Tây.

Đối với cây cà chua ở ĐBSCL, bệnh khảm và bệnh héo xanh hay còn gọi là bệnh chạy dây là hai loại bệnh nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả canh tác của nông dân. Nhằm giúp bà con đảm bảo hiệu quả sản xuất, đồng thời đa dạng hóa các giống cà chua có thể trồng ở ĐBSCL, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ Vĩnh Long đã tạo ra những tổ hợp cà chua ghép kháng được cả bệnh khảm và bệnh héo xanh. Đề tài đã chọn tạo các giống cà như Savior (giống đối chứng), giống cà Hồng Châu, giống cà EG 195, giống cà EG 203 được ghép với giống cà chuyên dùng làm gốc ghép và đưa ra đồng ruộng trồng khảo nghiệm tại xã Trung Thành Tây – huyện Vũng Liêm. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, 3 giống cà chua ghép là Hồng Châu, EG 195 và EG 203 phát triển khá tốt, khả năng chống được 2 loại bệnh héo xanh và bệnh khảm đạt từ 95% trở lên, năng suất bình quân đạt từ 3 – 4 kg/ cây, được nông dân đánh giá cao.

Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Hồng ở xã Trung Thành Tây: đầu tư 1.600 cây, sau hơn 2 tháng trồng đã thu hoạch trên 2.000 kg. Dự kiến từ nay đến hết vụ, mô hình của anh sẽ tiếp tục thu hoạch trên 3.000 kg nữa. Nếu trừ chi phí và công lao động, anh còn lợi nhuận trên 12 triệu đồng.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy triển vọng ĐBSCL sẽ có thêm nhiều giống cà chua kháng bệnh tốt, cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương, giúp bà con nông dân phát triển diện tích cây màu.

Tuấn Phương 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *