Bên bờ hạnh phúc

Nhằm nâng cao năng lực cộng đồng về cải thiện chất lượng hạt giống nông hộ và sử dụng giống chất lượng tốt để sản xuất, từ năm 1996 đến nay, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, thuộc trường Đại học Cần Thơ, đã triển khai dự án Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở cộng đồng cho các tỉnh, thành trong vùng.

Dự án Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở cộng đồng đã đào tạo được 50 nhà chọn giống là nông dân

Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, dự án đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Dự án thường xuyên mở những lớp tập huấn hướng dẫn về qui trình sản xuất lúa giống ở tỉnh Vĩnh Long. Thông qua cuộc tập huấn này, nhiều bà con nông dân thấy được tầm quan trọng của lúa giống trong sản xuất, qua đó, thực hiện tốt các hướng dẫn của ngành chuyên môn từ khâu làm đất, gieo sạ cho đến khử lẫn, đảm bảo lúa giống sản xuất ra luôn đạt chất lượng cao.

Đến nay, dự án đã tổ chức huấn luyện cho trên 10.000 nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long về qui trình sản xuất lúa giống, phục tráng giống lúa, đồng thời, vận động thành lập được gần 350 tổ hợp tác sản xuất lúa giống với lượng giống cung cấp hàng năm trên 80.000 tấn.

Ngoài việc xây dựng mạng lưới cung cấp lúa giống đảm bảo chất lượng ở các tỉnh, thành, dự án Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở cộng đồng đã đào tạo được 50 nhà chọn giống là nông dân. Đây là lực lượng nòng cốt của các tỉnh, thành với niềm đam mê nghiên cứu, chọn dòng phân ly và lai tạo giống mới, phù hợp với thổ nhưỡng của từng địa phương.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng lúa quan trọng nhất của cả nước với sản lượng chiếm khoảng 50% tổng sản lượng lương thực của cả nước và chiếm 90% lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Thành công của dự án Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở cộng đồng sẽ góp phần cải thiện chất lượng hạt giống nông hộ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giúp nhà nông từng bước nâng cao lợi nhuận trên thửa ruộng của mình.

Hồ Lâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *