1/08, 8:28 am Thập tam lăng (Phần cuối)

Trong tất cả đồ gốm sứ khai quật được trong Định lăng có một món vô cùng quý giá, đó chính là chậu gốm Thanh Hoa có hình con rồng màu xanh. Chữ viết trên chậu gốm đã cho biết đây là sản phẩm ra đời vào năm Hoàng đế Gia Tĩnh, tức cha của Hoàng đế Vạn Lịch.

Thập tam lăng đời Minh (5)
Thập tam lăng đời Minh (1)


Đồ gốm Thanh Hoa thu được trong Định lăng có từ thời nhà Minh

Có thể nói rằng những sản phẩm đồ gốm sứ kích thước lớn như chậu gốm Thanh Hoa đã được chế tác rất công phu. Hơn nữa, chúng còn là sản phẩm cao cấp được Hoàng đế nhà Minh yêu thích.

Trong Định lăng còn 4 chiếc mão Long phụng của Hoàng hậu. Chúng được chế tác bằng vàng, phỉ thúy, trân châu và đá quý. Trong số đó có một chiếc được khảm bằng 3.500 hạt trân châu và 195 viên đá quý nhiều màu.

Trong Định lăng còn có rất nhiều hàng tơ lụa. Từ trước đến khi khai quật Định lăng, ở Trung Quốc chưa hề phát hiện một số lượng tơ lụa lớn và nhiều màu sắc như vậy. Những bộ quần áo chuyên cung cấp cho cung đình được xem là những sản phẩm cao cấp. Có cả chiếc Long bào được Hoàng đế mặc khi tham gia những buổi lễ long trọng. Chiếc áo được chế tác bằng kỹ thuật dệt lụa hoa truyền thống Trung Quốc. Đây là một công nghệ phức tạp, giá thành của sản phẩm rất cao. Một người thợ dệt lành nghề phải mất 10 năm mới có thể hoàn thành xong chiếc áo lông bào. Trong khi đó, chiếc áo của Hoàng hậu được sử dụng một công nghệ khác đó là thêu. Chiếc áo có 4 loại chỉ thêu quý giá và 11 cách thêu khác nhau.

Trên chiếc áo của Hoàng hậu được thêu rất nhiều hình ảnh của trẻ con với hy vọng Hoàng đế có nhiều con cháu kế tục sự nghiệp, nhưng đây lại là một sự châm biếm đối với Hoàng đế Vạn Lịch. Hoàng đế vạn Lịch chỉ có 2 người con trai, nhưng đến cuối đời, 2 người con trai này lại tranh giành ngôi vị khiến Hoàng đế vô cùng đau khổ.
Văn vật khai quật được trong Định lăng không chỉ có liên quan đến Hoàng đế Vạn Lịch mà còn giúp người đời sau biết được thành tựu nổi bật của ngành thủ công nghiệp cùng trình độ kinh tế xã hội phát triển của nhà Minh. Lúc bấy giờ, nhà Minh là một trong những đất nước giàu mạnh. Nhưng chính trị mục nát, kéo theo sự chia bè kết phái, chiến loạn xảy ra khắp nơi làm cho dân chúng không yên.

Lúc Hoàng đế Vạn Lịch chìm đắm trong tửu sắc chốn hậu cung, thì ở phía Bắc Trường thành, một bộ lạc dân tộc thiểu số đang dần lớn mạnh. Họ nhanh chóng khuếch trương thế lực xuống phía Nam, đấy chính là bộ lạc người Mãn.

2 năm trước khi Hoàng đế Vạn lịch qua đời, dân tộc Mãn đã dấy binh tấn công nhà Minh. Nội bộ triều đình tan rã. Sau khi Hoàng đế Vạn Lịch qua đời chưa đầy 20 năm, một cuộc kởi nghĩa nông dân với quy mô lớn đã lang rộng ra phương Bắc và cuối cùng là đến thành phố Bắc Kinh. Nghĩa quân phẫn nộ tiến vào Định lăng, thiêu rụi đại điện phía trước Định lăng.

Vì nội bộ nhà Minh tan rã nên quân khởi nghĩa tiến vào thành Bắc Kinh rất nhanh. Quân Mãn Thanh đã chiếm chỗ hiểm của Trường thành và tấn công Bắc Kinh. Năm 1644, người Mãn Thanh lập nhà Thanh và trở thành triều đại thống trị mới của Trung Quốc, đưa đất nước Trung Hoa sang một trang sử mới.

Tháng 9 năm 1958, Viện Bảo tàng Định lăng được thành lập. Vùng núi hoang vắng khu Định lăng đã thành chốn náo nhiệt, đón tiếp vô số khách du lịch đến tham quan. Ngày nay, Định lăng đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Hằng năm, nơi đây thu hút hàng triệu du khách và hầu như tất cả đều bị khuất phục bởi khu lăng mộ của vị hoàng đế cổ xưa. Năm 2003, Thập tam lăng đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Khu lăng mộ hoàng gia cổ xưa đã trở thành di sản chung của tòan nhân loại.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *