Bên bờ hạnh phúc

Cuộc họp kết thúc với quyết định: trận chiến này Leitner chưa hẳn đã thua. Các toa cáp treo ở Đông Xung vẫn sẽ được mở cửa vào dịp mừng năm mới của người Trung Quốc. Ít ra là vào lúc này tại Hong Kong, thời tiết đã tốt hơn trước. Đây là cơ hội để Archie Blair, giám đốc dự án của Maeda, nhà thầu Nhật Bản, tiếp tục xây dựng nền móng cho tòa tháp kế tiếp: tòa tháp số 4. 3 trực thăng vận chuyển được lệnh tung mình lên không. Cũng giống như vận chuyển các thanh dầm thép, vận chuyển các gàu bêtông khổng lồ đến công trình xây dựng là công việc hết sức nguy hiểm, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa những người làm việc trên mặt đất và phi công lái máy bay phía trên. Một trong những thành viên có kinh nghiệm nhất trong phi đội là Inga Baggeley, người từng làm việc trong không lực Canada.

Công trình cáp treo qua đảo Lantau của Hong Kong (3)

Lúc bấy giờ là ngày 1 tháng 9 năm 2005, tức 3 tháng sau cuộc họp khẩn cấp tại trụ sở của Leitner về những trì hoãn ở hệ thống toa cáp treo tại Đông Xung. Từ đó về sau, tình hình cứ trở nên tồi tệ hơn. Hong Kong vừa hứng chịu mùa mưa bão kỷ lục; và dự án đã trượt dài 12 tuần so với kế hoạch. Nhưng cuối cùng thì mưa bão cũng qua đi. Eugene muốn đặt dấu chấm hết cho công việc ở tòa tháp khổng lồ số 3. Những gì còn lại là gắn kết các thanh xà ngang.

Một lần nữa thời tiết không thuận lòng họ. Lần này không phải mưa mà là gió. Robbie, bậc thầy về nâng, kiểm tra tốc độ gió và quyết định hủy các chuyến bay. Để trực thăng hoạt động trong điều kiện như thế này là quá nguy hiểm. Eugene không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận quyết định trên.

Tối đó, cuộn cáp khổng lồ đã đến Hong Kong từ Thụy Sĩ sau bao lần trì hoãn trên lộ trình. Nhóm của Leitner sẵn sàng tiếp nhận lô hàng này. Markus Sigrist, giám đốc quản lý xây dựng công trình ở Đông Xung, đang trong tâm trạng hết sức lo lắng.

Đường xá được khóa không cho xe cộ qua lại. Làm việc suốt đêm, Markus hy vọng các sợi cáp sẽ sẵn sàng được kéo căng giữa các tòa tháp. Buổi sáng kế tiếp, thời tiết đẹp lại. Eugene và các cộng sự cuối cùng cũng hoàn thành xong tòa tháp số 3. Tất cả phải hết sức cẩn trọng. Cáp trực thăng có thể tích điện nguy hiểm, do vậy, công nhân phải âm đất nó trước khi gắn vào 1 trong các xà ngang. Xà ngang là bộ phận gây rắc rối nhất trong số 40.000 miếng kim loại riêng lẽ hình thành nên cưa xoi của tòa tháp số 3.

Công việc tuy kéo dài nhưng tòa tháp số 3, quái vật khổng lồ đã hoàn tất. Đây là một trong những tòa tháp dùng cho xe cáp treo lớn nhất từng được xây dựng. Các cộng sự của Eugene kéo cờ Thụy Sĩ lên để ăn mừng. Đối với Eugene và nhóm của ông, các thử thách lớn nhất vẫn còn ở phía trước. Giờ đây, họ phải thực hiện tiếp sứ mệnh nữa là kéo cáp chịu tải băng qua phân đoạn thứ nhất của hệ thống, vượt vịnh Đông Xung. Bắt đầu ở ga hành khách, cáp được hỗ trợ bởi hai tòa tháp trước khi yên vị ở trạm Angle thứ nhất trên đảo Airport. Với trọng lượng 120 tấn, không có cáp nào lớn hơn cáp này. Nó trông giống như trò chơi kéo co khổng lồ. Để ngăn không cho cáp chùng xuống biển và gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại, mỗi sợi được kéo bởi bộ cuốn cáp.

Kéo căng cáp xuyên qua các tòa tháp không phải là chuyện có thể hoàn thành chỉ trong một sớm một chiều. Mặc dù nhóm nhân viên của Leitner đã thành công khi kéo các sợi cáp thép qua đảo Airport, giờ là lúc neo chúng ở ga hành khách. Công việc này có sức ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ dự án. Nhưng ngay khi lúc họ sẵn sàng bắt tay vào việc thì có một vấn đề phát sinh. Mấu dưỡng bị trượt. Bất cứ tổn hại nào xảy ra với cáp cũng đồng nghĩa với thảm họa, khiến các toa xe kéo bằng dây cáp kém an toàn và dự án rơi vào cảnh đình trệ một lần nữa. Khi ngày làm việc đã hết, Eugene chợt nhận ra rằng ông phải đối mặt với vấn đề còn tệ hại hơn. Nhiều phần cáp được cần cẩu khổng lồ chống đỡ tạm thời, và bản thân cáp đang chùng xuống dưới. Không may cho Eugene, các quy định ở địa phương không cho phép cần cẩu làm chuyện này qua đêm do cáp có thể rơi xuống bất cứ lúc nào khi gặp gió to.

Đồng nghiệp của Eugene là Markus Sigrist lúc này không thể là người đứng ngoài cuộc. Giải quyết ổn thỏa chuyện này khiến họ không khỏi nhức đầu. Mọi người ở đây đều làm việc 6 ngày/tuần, 12 giờ/ngày, và sự mệt mỏi dần lộ rõ trên gương mặt. Áp lực càng lúc càng dâng cao. Dự án Đông Xung đang trượt dài khỏi lịch trình ban đầu, và phí tổn cứ cao dần và cao dần. Việc buộc phải mở cửa các toa cáp đúng hạn định đã đặt những người có liên quan đến giới hạn cuối cùng. Số phận các toa cáp lớn nhất thế giới treo lơ lửng trên công trường.

Ngày làm việc đã hết đối với hầu hết cư dân ở Hong Kong, nhưng Eugene, giám sát chính của dự án cáp treo ở Đông Xung, lại là ngoại lệ. Ông gặp phải quá nhiều trở ngại. Đó không chỉ là các cơn mưa không dứt, gió không ngơi nghỉ khiến Eugene không thể làm gì hơn mà nhóm của ông mặc dù đã bỏ ra cả ngày kéo căng cáp qua các tòa tháp nhưng chúng lại chùng xuống dưới. Eugene và Markus cuối cùng cũng thuyết phục được công nhân ở lại để cùng nhau giải quyết vấn đề. Đội ngũ làm việc nơi đây đều chuyên nghiệp, và họ biết rằng đã đến lúc kết thúc.

Bao nhiêu công sức bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng. Vấn đề cáp đã được giải quyết, và giai đoạn mang tính quyết định của dự án Đông Xung đã hoàn tất. Giờ gần cuối tháng 09. Dự án Đông Xung là dự án lớn nhất mà Eugene và các cộng sự từng thực hiện. Địa hình hiểm trở, thời tiết cứ như là ác mộng và những thách đố về mặt kỹ thuật là vô cùng lớn. Nhưng chí ít là đêm nay, họ cũng có lý do để ăn mừng. Có ít khả năng Leitner bàn giao công trình đúng vào lúc người TQ đón năm mới, nhưng nhóm thi công đã giải quyết xong giai đoạn đầu tiên trong việc xây dựng các toa cáp lớn nhất thế giới.

Thanh Sang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *