Tổ mối nhà thờ rải rác khắp lãnh thổ Bắc Úc

Các nhà khoa học lý giải đây là loài mối sống trong vùng ngập lũ, thói quen làm tổ với hình dáng và hướng được xác định liên quan đến yếu tố thiên nhiên. Suốt mùa mưa, từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm, có những nơi nước ngập đến 2m, và tổ mối có thể bị cô lập trong nước lũ. Nhiệt độ ban đêm trong tổ mối xuống đến – 50c, vì vậy tổ mối phải được thiết kế sao cho giữ được nhiệt ổn định và ráo nước trong tổ. Mối quyến rũ đặt hướng tổ của mình theo hình dẹp nằm chắn ngang hướng đông – tây. Bình minh lên, toàn bộ tổ mối hứng trọn nắng cho đến trưa. Khi mặt trời ngả dần về hướng tây, phần còn lại của tổ mối cũng được sưởi ấm tương tự. Độ dẹp – mỏng của tổ mối chính là cách nhanh nhất để lấy nhiệt độ vào trong tổ mối, và tuỳ thời điểm, từng khu vực chịu ảnh hưởng của gió và thời tiết, độ dầy mỏng tổ mối sẽ khác nhau.

Tổ mối “quyến rũ” như những chiếc rìu nằm cùng một hướng ngửa lưỡi lên trời

Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải như tại sao mối này lại xây những tổ lớn và mỏng theo một hướng định sẵn để giữ cho nhiệt độ trong tổ luôn ổn định? Tại sao những tổ mối ở vùng ngập lụt lại to lớn hơn ở vùng đất cao khác? Tại sao những tổ mối hình chiếc rìu chỉ có ở Darwin, dù loại mối này có ở một số nơi khác như Queensland nhưng lại xây tổ theo hình dáng khác? Dẫu vậy, vẻ đẹp trong cách xây tổ của các loài mối vô hại, lại có ích cho tự nhiên như “mối nhà thờ”, “mối quyến rũ” luôn là một điểm nhấn thú vị trong hành trình du lịch khám phá vùng đất thiên nhiên hoang sơ ở vùng lãnh thổ miền bắc Úc.

Bài và ảnh: Thiên Ý  (SGTT)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *