Bên bờ hạnh phúc

Điểm diễn chỉ là khu đất trống được rào bằng lưới thép B40, sân khấu chỉ là bậc thềm cao hơn mặt đất để phân biệt nơi dành cho nghệ sĩ và chỗ đứng của khán giả… nên giới ca sĩ gọi đó là sân khấu “chuồng gà”.

Sau những ngày Tết, khi các sân khấu, tụ điểm ca nhạc tại TPHCM không còn hấp dẫn công chúng, giới nghệ sĩ bắt đầu mùa bay sô đi diễn các tỉnh xa. Những điểm diễn ở các vùng sâu, vùng xa trở thành điểm đến cho cả bầu sô lẫn ca sĩ.

 

Ca sĩ Nguyên Vũ vừa rồi anh lên hát tận miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế, đường đi lên đèo xuống dốc khiến anh muốn lộn cả ruột gan.

Chỉ cần thấy mặt ca sĩ

Ca sĩ đi hát xuyên Việt thường là những giọng ca thị trường, đặc biệt phù hợp với thị hiếu thưởng thức của khán giả bình dân, những người không quan tâm lắm đến chất lượng chuyên môn của ca khúc, chỉ cần đó là một ca khúc dễ nghe và nhất là khát khao được một lần nhìn thấy nghệ sĩ mình yêu thích ở ngoài đời.

Một lượng lớn ca sĩ trẻ bắt đầu có tên tuổi trên thị trường ca nhạc làm chủ lực cho các chuyến lưu diễn này. Họ được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ, dưới sự dẫn dắt của một “ông bầu” phân tán về nhiều điểm diễn khác nhau (hầu hết ở các tỉnh lẻ và nằm ở vùng sâu, vùng xa).

Mỗi nhóm có khoảng 10 – 15 nghệ sĩ, gồm ca sĩ và diễn viên hài. Tùy theo sở thích của khán giả ở từng vùng mà ca sĩ được mời cho phù hợp. Trung bình, mỗi chuyến đi của họ kéo dài đến hết tháng giêng âm lịch.

“Ngựa chiến” là từ mà các ca sĩ dùng để tôn vinh bạn diễn của mình khi tham gia những chuyến biểu diễn dài hơi và không kém phần gian nan này.

Không kịp ăn, nghỉ ngơi, các ca sĩ chỉ ghé khách sạn để vệ sinh cá nhân rồi lên đường cho kịp đến điểm diễn. Mỗi ca sĩ phải hát trung bình 4 – 5 điểm diễn. Mỗi điểm diễn cách xa nhau vài chục km là chuyện bình thường.

Người trong giới gọi những chuyến biểu diễn này là đi diễn “chuồng gà”. Điểm diễn chỉ là khu đất trống được rào bằng lưới thép B40, sân khấu chỉ là bậc thềm cao hơn mặt đất để phân biệt nơi dành cho nghệ sĩ và chỗ đứng của khán giả. Ở đó không cần đến hệ thống âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp.

 

Ca sĩ Hoàng Châu kể có những chuyến đi biểu diễn mà buổi chiều lên núi, buổi tối chạy về đồng bằng, đến khuya lại trở lên núi.

Dàn ánh sáng là những bóng đèn nê-on dài được treo lủng lẳng ngang – dọc vừa đủ sáng bên cạnh vài bóng đèn màu vừa đủ cho một sàn diễn mang tính dã chiến.

Riêng âm thanh chỉ cần ngang bằng dàn âm thanh hát karaoke là được; chẳng sao cả với khán giả. Tiền nào của đó (giá vé cũng chỉ ở mức 15.000 đồng đến 20.000 đồng/vé) và quan trọng hơn là khán giả chỉ cần thấy ca sĩ bằng xương bằng thịt là đủ.

Khóc vì mặc váy và mang giày cao gót

Nỗi ám ảnh của ca sĩ đi hát kiểu sân khấu “chuồng gà” là say xe. Ca sĩ Hoàng Châu kể có những chuyến đi biểu diễn mà buổi chiều lên núi, buổi tối chạy về đồng bằng, đến khuya lại trở lên núi. Đường đi gập ghềnh, ngồi xe không thôi đã thấy mệt. Có ca sĩ vừa bước xuống xe là nôn thốc nôn tháo. Nôn xong vẫn phải lên sân khấu diễn như thường.

Ca sĩ Nguyên Vũ kể lại, vừa rồi anh lên hát tận miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế, đường đi lên đèo xuống dốc khiến anh muốn lộn cả ruột gan.

 

“Đi hát ở những nơi này chỉ mặc quần jeans, áo pull và giày thể thao là phù hợp nhất” – Uyên Trang chia sẻ.

Tuy nhiên, nỗi ám ảnh lớn nhất của ca sĩ lại là sân khấu biểu diễn. Sàn sân khấu chỉ là những miếng gỗ ghép lại nên những đôi giày cao gót xinh xắn của các nữ ca sĩ lại trở thành tai họa cho họ.

Được mệnh danh là “Nữ hoàng miền Tây”, ca sĩ Uyên Trang duyên dáng trong những chiếc váy dài xẻ đùi cùng đôi giày cao gót mỗi khi ra sân khấu. Nhưng không may cho cô là sân khấu kiểu “chuồng gà” này không chiều ý người đẹp. Biểu diễn chưa hết nửa bài hát thì gót giày của cô đã kẹt dưới sàn sân khấu, không di chuyển được. Dẫu vậy, điều khiến cô không dám mặc váy trong những lần đi diễn ở vùng sâu là sự hâm mộ thái quá của một vài khán giả ở đây.

“Đi hát ở những nơi này chỉ mặc quần jeans, áo pull và giày thể thao là phù hợp nhất” – Uyên Trang chia sẻ.

Mặc áo dài đứng hát trên sân khấu cũng không phải là ổn. Ca sĩ Hoàng Châu cho biết chị đang hát bỗng dưng thấy chân ngứa ngáy không chịu được. Vài khán giả nghịch ngợm thường chui xuống gầm sân khấu, thọc cây khô qua kẽ hở sàn diễn.

Nếu ca sĩ nữ bị xé áo thì ca sĩ nam bị mất bóp, mất điện thoại là chuyện thường ngày. Cảm giác vinh hạnh vì có khá nhiều người hâm mộ bao quanh nhưng không ít ca sĩ lại thấm buồn vì những chuyện phiền lòng như thế.

Dễ bị quỵt tiền thù lao

Khi chấp nhận tham gia biểu diễn ở những chương trình, dù có là ngôi sao hay chỉ là ca sĩ hát lót, họ không có quyền định mức thù lao của mình. Điều này tùy thuộc tuyệt đối vào doanh thu của bầu sô (số lượng vé bán được bao nhiêu).

Chuyện bầu sô cố tình quỵt tiền thù lao hay bớt thù lao với lý do không bán được vé đã không còn là chuyện lạ xảy ra đối với ca sĩ đi hát “chuồng gà”.

Với 4 – 5 sô diễn một đêm, việc một ca sĩ nhận vài chục triệu đồng như Đàm Vĩnh Hưng, Đan Trường hay Nguyên Vũ, Thanh Thảo là bình thường.

Tất nhiên, cũng có khi thù lao của ca sĩ hàng sao chỉ còn 2 – 3 triệu đồng/đêm, dù vẫn chạy bở hơi tai từ điểm diễn này đến điểm diễn khác, thậm chí hát chay (không có thù lao) cũng không phải hiếm.

Chuyện bầu sô cố tình quỵt tiền thù lao hay bớt thù lao với lý do không bán được vé đã không còn là chuyện lạ xảy ra đối với ca sĩ đi hát “chuồng gà”.

Có khi cả ca sĩ và bầu sô ôm nhau khóc vì khán giả “xem cọp”. Nhìn lượng khán giả trên sân, bầu sô tưởng hôm nay thắng lớn. Nhưng khi kiểm lại vé bán, bầu sô chưng hửng vì chỉ có khoảng 1/5 khán giả vào xem là mua vé.

Đội ngũ soát vé và bảo vệ chỉ vài ba nhân viên thuê tại địa phương thì không thể nào kiểm soát nổi. Thua lỗ, bầu sô khóc lóc, mong ca sĩ thông cảm.

“Đến nước này thì ai nỡ đòi tiền thù lao làm gì. Mà có đòi cũng chẳng có. Thôi thì nhận tiền xăng cho xong” – ca sĩ Nguyên Vũ nói.

Theo nld

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *