Bên bờ hạnh phúc

Nhiều vùng trên cả nước đang vào mùa mưa, độ ẩm cao, kiểu thời tiết cực đoan này khiến tỷ lệ trẻ em và người lớn mắc bệnh hô hấp tăng cao, bội nhiễm virus, vi khuẩn, điều trị kéo dài. Gia đình cần phòng bệnh và tiêm vaccine đúng lịch, đủ mũi.

Thông tin trên được các bác sĩ đầu ngành đưa ra tại Chương trình Tư vấn trực tuyến với chủ đề “Cúm, viêm phổi, ho gà và các bệnh nguy hiểm thường gặp mùa mưa”.

Chương trình diễn ra vào tối 12/10, phát sóng trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Hệ thống tiêm chủng VNVC và Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh.

Hàng trăm câu hỏi từ khán giả cả nước gửi về đã được giải đáp bởi các chuyên gia đầu ngành gồm TS.BS Lê Khắc Bảo, Phó Trưởng khoa hô hấp, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định; BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC; BS.CKII Mã Thanh Phong – Bác sĩ chuyên sâu Hô hấp, Khoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh.

Độc giả quan tâm có thể xem lại chương trình tại đây

Chương trình tư vấn trực tuyến “Cúm, viêm phổi, ho gà và các bệnh nguy hiểm thường gặp mùa mưa” diễn ra tối 12/10.

Ngay từ đầu chương trình, nhiều bình luận của khán giả thắc mắc cúm là gì, vì sao phải phòng ngừa. Trả lời chủ đề này, TS.BS Lê Khắc Bảo chia sẻ hiện có nhiều quan niệm cho rằng bệnh cúm chỉ nguy hiểm ở các nước ôn đới hoặc vùng có khí hậu lạnh. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không đúng vì virus cúm vẫn phát triển thuận lợi ở các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam. Đặc biệt, hiện tượng El Nino với thời tiết nóng ẩm, mưa nắng đan xen được dự báo kéo dài từ năm 2023 – 2024 càng tạo điều kiện cho virus cúm phát triển khiến người dân có thể mắc cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Một trong những biến chứng thường gặp nhất của cúm là viêm phổi.

“Nếu cơ thể bạn đủ sức đề kháng, cúm có thể tự khỏi trong vài ngày, khó phát triển thành viêm phổi. Nhưng nếu đã mắc viêm phổi do cúm thì chắc chắn là nặng, khả năng đồng nhiễm với các tác nhân lây nhiễm khác cũng cao hơn”, bác sĩ Bảo giải thích.

Ngoài ra, bác sĩ Bảo cho biết có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nặng nhẹ của viêm phổi như thể trạng của mỗi người, yếu tố gây bệnh. Do đó, người dân không nên lơ là các biện pháp phòng ngừa như giữ vệ sinh cá nhân, giữ môi trường sống, làm việc thông thoáng và tiêm vaccine dự phòng.

TS.BS Lê Khắc Bảo, Phó Trưởng khoa hô hấp, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định tham gia tư vấn tại chương trình.

Bác sĩ Mã Thanh Phong cho biết thêm, ngoài cúm, mùa mưa bão còn có nhiều bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua đường hô hấp như phế cầu, ho gà… Ho gà đặc trưng ở trẻ nhỏ với triệu chứng ho kéo dài, khó thở, rít như tiếng gà. Ngoài gây viêm phổi, viêm phế quản, bệnh có thể gây viêm não, xuất huyết kết mạc…, tỷ lệ tử vong cao. Ở người lớn, bệnh có thể bị nhầm lẫn với các cơn ho thông thường kéo dài, kèm theo các biểu hiện ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa. Ho gà ít gây nguy hiểm ở người lớn hơn nhưng đây là nguồn lây bệnh rất cao cho người khác, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.

Người mắc cúm thường đồng nhiễm với phế cầu – nguyên nhân gây viêm phổi hàng đầu khiến bệnh càng trở nên trầm trọng. Phế cầu còn có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao, gây khó khăn cho việc điều trị.

Bác sĩ Phong lưu ý, người dân tuyệt đối không nên dùng đơn thuốc cũ cho các bệnh mắc mới, dù biểu hiện có thể tương tự. Việc tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến điều trị không đúng bệnh, bệnh kéo dài. Một số trường hợp có thể dẫn đến ngộ độc thuốc.

Ngoài ra, tại chương trình, bác sĩ Phong cũng tư vấn thêm cách sử dụng máy lạnh để phòng tránh viêm phổi của nhiều khán giả. Bác sĩ Phong gợi ý trong trường hợp gia đình thường sử dụng máy lạnh khi ngủ, nên lắp đặt hướng máy tránh phả trực tiếp vào vùng mặt để tránh gây lạnh mắt, mũi tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn đang khu trú phát triển. Mọi người nên điều chỉnh nhiệt độ không quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời vì ra vào giữa hai không gian có nhiệt độ chênh lệch lớn sẽ dễ khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, cần định kỳ vệ sinh máy lạnh, không tạo môi trường cho vi sinh vật trú ngụ.

BS.CKII Mã Thanh Phong – Bác sĩ chuyên sâu Hô hấp, Khoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh tư vấn về triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa các bệnh lý hô hấp.

Giải đáp các thắc mắc về vaccine phòng bệnh, bác sĩ Chính cho biết hiện Việt Nam đã có các loại vaccine ngừa cúm, phế cầu, ho gà phù hợp và an toàn với mọi độ tuổi, từ trẻ em đến người lớn.

Một khán giả cho biết mình bị dị ứng với lòng đỏ trứng gà thì có tiêm vaccine cúm được không, vì tìm hiểu thấy vaccine cúm nuôi cấy từ tế bào phôi gà. Bác sĩ Chính cho biết vaccine hiện được sản xuất với độ tinh chế cao, người dị ứng trứng và thịt gà vẫn tiêm được vaccine cúm. “Cụ thể, nếu có tiền sử dị ứng trứng thì vẫn tiêm ngừa được ở các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện. Phản ứng phản vệ độ 2 vẫn tiêm được và nên tiêm tại bệnh viện, trừ khi phản vệ độ 3 mới không tiêm được”, bác sĩ Chính tư vấn.

Bác sĩ Chính nhấn mạnh, khi tiêm chủng, người đi tiêm nên khai báo tình trạng sức khỏe của mình, tiền sử bệnh, dị ứng và các thuốc ức chế miễn dịch gần đây, để bác sĩ khám sàng lọc đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Bên cạnh đó, người dân cần ở lại theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Đây là thời gian vàng để được nhân viên y tế hỗ trợ nếu xuất hiện các phản ứng nặng và sớm sau tiêm.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC khuyến cáo người dân cần tiêm vaccine hô hấp càng sớm càng tốt.

Theo Bác sĩ Chính, vaccine cúm tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người lớn. Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi, nếu tiêm cúm lần đầu tiên cần tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, sau đó tiêm nhắc 1 mũi hàng năm. Trẻ từ 9 tuổi và người lớn đã tiêm vaccine cúm trước đó cần tiêm một mũi và tiêm nhắc mỗi năm. Vaccine phế cầu có thể tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến người lớn với số mũi tiêm tùy thuộc vào độ tuổi và loại vaccine. Vaccine có thành phần ho gà hiện đã có trong các mũi tiêm dịch vụ và chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn. Sau khi hoàn thành phác đồ cơ bản, trẻ cần tiêm nhắc vaccine có thành phần ho gà sau mỗi 10 năm.

Hiện VNVC đã có hơn 130 trung tâm, cung cấp đầy đủ 40 loại vaccine phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em và người lớn, trong đó có các vaccine ngừa cúm, phế cầu, ho gà, 6 trong 1, 5 trong 1, tả, thương hàn… Tất cả vaccine đều được bảo quản an toàn, chất lượng trong hệ thống đạt chuẩn quốc tế (GSP) và dây chuyền lạnh (cold chain) khép kín. Để hỗ trợ người dân, VNVC thường xuyên có chương trình ưu đãi và hỗ trợ tiêm trả góp không lãi suất cho các gói vaccine để tăng cơ hội tiêm chủng đầy đủ không chỉ cho trẻ em mà còn cho người lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *