Bên bờ hạnh phúc

Nếu như cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào năm 1946 đã chính thức hóa về mặt pháp lý Nhà nước và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 lại mang ý ng­hĩa chính thức hóa việc thống nhất nước nhà. Hai mốc son này đã thể hiện và khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

Ngày hội non sông

Nhớ về sự kiện tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra 75 năm trước, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch ủy ban Trung ương MTTQ. Việt Nam cho biết, lúc đó ông mới chỉ hơn 10 tuổi nhưng đã cảm nhận được không khí nô nức của toàn dân.
“Ở quê tôi (Thanh Miện, Hải Dương- PV), gần đến ngày Tổng tuyển cử, ở khắp thôn, xóm đâu đâu cũng trang hoàng cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ, cổng chào được dùng tạm bằng tre, lá dừa, cành cau… Các xóm trong xã được đổi các tên mới như xóm Tân Trào, xóm Diên Hồng.
Sáng sớm 6/1/1946, theo sự phân công từ trước của Đội Thiếu niên cứu quốc, chúng tôi đã ăn mặc chỉnh tề tập trung ở đình làng. Bà con nhân dân khắp xã đến rất đông, đủ cả già trẻ, gái trai. Cờ đỏ sao vàng rợp sân đình”, ông Duyệt nhớ lại.

Nhân dân đi bỏ phiếu

 

Trong ký ức của ông Duyệt, đên giờ khai mạc, một phụ lão trong làng đánh trống đình để ra hiệu bắt đầu ngày Tổng tuyển cử.

Rồi có một vị cán bộ phát biểu rất ngắn gọn mà hào hùng, nội dung chính là: “Hôm nay là ngày bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả mọi người đều có quyền bầu cử, từ nam, phụ, lão, ấu…”. Rồi người đó giới thiệu sơ lược về các ứng cử viên đại biểu Quốc hội.

Chỉ sau ngày Tổng tuyển cử ít hôm, ở ngay tại đình làng, diễn ra sự kiện công bố tên những vị đại biểu Quốc hội khóa I vừa được nhân dân bầu ra. Những hình ảnh đó đã theo ông Duyệt suốt thời đi học, rồi lớn lên theo cách mạng.

Sau này, ông Duyệt đã từng được cử tri tin tưởng bầu là đại biểu 3 khóa Quốc hội VIII, X và XI. Đến nay, tuy tuổi đã cao nhưng không khí ngày Tổng tuyển cử đầu tiên chưa khi nào phai mờ trong tâm trí của ông.

Nhắc vê kỳ bầu cử đâu tiên năm 1946, cụ ông Bùi Văn Hòa (92 tuổi, thôn Đông Khê, Đan Phượng, Hà Nội) vẫn luôn xúc động: “Sau nhiều năm đất nước dưới ách lầm than nô lệ, nên khi đất nước độc lập nhân dân phấn khởi lắm.

Tôi còn nhớ như in ngày bâu cử năm 1946, vẫn thiếu ăn, thiếu mặc, nhưng không khí náo nức, vui mừng khắp nơi. Ai cũng chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất, cầm lá phiếu trên tay, vui vẻ đi bỏ phiếu chọn lựa những người xứng đáng vào Quốc hội”.

Với ý chí kiên cường và niêm tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo của Đảng, 89% cử tri trên cả nước đã nô nức đi bỏ phiếu để bầu ra 333 đại biểu Quốc hội.

Bầu cử 2

Nhà sử học Dương Trung Quốc nhìn nhận, thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 là dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ nước có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

“Cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 là sự nối tiếp, hoàn chỉnh của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chúng ta hoàn thành sự nghiệp lớn, không chì là chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp, giành độc lập mà còn chấm dứt luôn cả chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm để mở ra kỷ nguyên mới của dân tôc Viêt Nam.

Đó là một cuộc bầu cử điển hình, là ngày hội của toàn dân khi lần đầu tiên thoát ách nô lệ, được cầm trên tay lá phiếu đi bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình”, ông Quốc nói.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biêt, các tài liệu lịch sử đã ghi nhận, lúc đó các đại biểu ở địa phương phải đi bộ, lặn lội về tới Hà Nội.

Về Hà Nội không được ở khách sạn như bây giờ, mà những nhà có điều kiện ở Hà Nội đã đến trụ sở Quốc hội nhận các đại biểu về nuôi ăn ở, thậm chí còn may quần áo, tạo điều kiện tốt nhất.

“Dù cho hoàn cảnh lịch sử lúc đó rât khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng bằng sự quyết tâm và không khí nô nức của toàn dân trước ngày hội của non sông chúng ta đã thực hiện được cuộc Tổng tuyển cử thành công.

Thủ Đô mít tinh

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên cũng thể hiện sự dân chủ và bình đẳng trong hoạt động Quốc hội, sự bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng với các tôn giáo, bình đẳng nam nữ một cách tuyệt đối.

Trong thời điểm đó, ngay ở châu Âu một số nước phụ nữ chưa được quyền ứng cử. Ở Mỹ, vấn nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn kéo dài đến năm 60, 70 của thế kỷ trước…”, ông Quốc nói.

bau cu

Ông Dương Trung Quốc cho rằng, nếu như cuộc Tồng tuyển cử đầu tiên vào năm 1946 đã chính thức hóa về mặt pháp lý Nhà nước và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 lại mang ý nghĩa chính thức hóa việc thống nhất nước nhà.

Sau khi miền Nam được giải phóng, một trong những nguyện vọng thiết tha nhất của nhân dân là hai miền Nam – Bắc sớm được thống nhất. Từ xuất phát đó, ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất diễn ra trên phạm vi cả nước

công nhân bỏ phiếu

“Chúng ta thực hiện Tổng tuyển cử để thống nhất cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội, bên cạnh sự thống nhất về bộ máy hành chính và bộ máy Chính phủ. Đây cũng là điều kiện để chúng ta khắc phục khoảng cách gần 30 năm đất nước bị chia cắt. Có thể nói, niềm vui của nhân dân hai miền Nam – Bắc được trọn vẹn khi có một Quốc hội và Nhà nước thống nhất”, ông Quốc nói.

Ông Quốc cho biết, trong danh sách ứng viên của kỳ bầu cử Quốc hội năm 1976, có những người từng sống dưới chế độ năm 1975 như luật sư Trịnh Đình Thảo, Ngô Bá Thành, Giáo sư Lý Chánh Trung và ni sư Huỳnh Liên.

“Danh sách các ứng cử viên trong cuộc Tồng tuyển cử hai miền Nam – Bắc thống nhất đã phản ánh đậm nét hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất”, ông Quốc nói.

Sau đó, cuộc Tổng tuyển cử đã thành công rực rỡ, với tỷ lệ cử tri đi bầu trong cả nước đạt 98,77%, trong đó miền Bắc 99,36%, miền Nam 98,59%. cử tri đã lựa chọn và bầu đủ 492 đại biểu.

Đại biểu Dương Trung Quốc

“Nhìn vào kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ta thấy, đây là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Thành phần của đại biểu Quốc hội được cử tri lựa chọn đã phản ánh đậm nét hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa”, ông Quốc nói.

Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, hai cuộc Tổng tuyển cử (1946 và 1976) khác nhau về hoàn cảnh lịch sử nhưng có một điểm chung là khơi dậy manh mẽ tinh thần đại đoàn kết dân tôc.

“Các đại biểu dân cử ít nhiều còn có sự khác biệt nhưng gặp nhau ở tình yêu Tổ quốc. Họ sẵn sàng cống hiến tài năng, vật lực của mình để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và luôn hướng về mục tiêu lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng”, ông Quốc nói. P.Đ

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *