Bên bờ hạnh phúc

Anh Nguyễn Văn Tài – ở xã Chánh An, huyện Mang Thít – vào nghề nuôi cá tra mấy năm nay cho biết, nuôi cá tra xuất khẩu rất khó khăn và đã trải qua biết bao thăng trầm vì giá cá tăng giảm bất thường, nhiều người phải bỏ nghề hoặc chuyển sang chọn một đối tượng thủy sản nuôi khác để thay thế. Song, anh không nản lòng và luôn bền bỉ đeo đuổi nghề này. Hiện anh đang có một ao nuôi cá tra thâm canh, mỗi năm xuất bán vài trăm tấn cá nguyên liệu cho nhà máy chế biến xuất khẩu. Sang năm 2010, giá cá tra đang tăng dần lên làm cho anh rất phấn khởi, ao cá của anh hiện cũng đang gần đến kỳ thu hoạch và hy vọng năm nay sẽ làm ăn phát đạt hơn

Giá cá tra nguyên liệu đang tăng

Hiện nay, sự kỳ vọng của anh Tài và những hộ nuôi cá tra ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng và cả ĐBSCL nói chung hoàn toàn có cở sở, bởi thực tế thị trường cuất khẩu của cá ra VN đang có bước khởi sắc hơn so với các năm vừa qua. Nếu như cuối năm 2009, do xuất khẩu gặp khó nên giá cá có lúc tụt xuống 14.000 – 15.000 đồng/kg, thì những tháng đầu năm nay, giá cá đã tăng lên trên 16.000 đồng/kg và đang có chiều hướng tăng tiếp tục. Giá cá tra tăng là tín hiệu tốt cho người nuôi, vì với mức giá này, người nuôi cá đã có lãi. Tuy nhiên, theo tính toán của các hộ nuôi cá thì mức lãi không cao, vì giá thức ăn cho cá cũng đang tăng theo và giá thành nuôi cá tra hiện tại là 14.800 – 15.300 đồng/kg.

Tỉnh Vĩnh Long hiện có hơn 400 ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh với tổng sản lượng đạt gần 92000 tấn/năm. Thời gian qua, mặc dù giá cá tra không ổn định, có thời điểm người nuôi bị thua lỗ, nhưng nghề nuôi cá tra vẫn được xem là thế mạnh của vùng sông nước Cửu Long. Do vậy, các hộ nuôi cá không chỉ cố gắng nỗ lực để duy trì nghề nuôi, mà còn đổi mới phương thức nuôi. Trong đó, từng bước bỏ nuôi theo tự phát cá nhân nhỏ lẻ, tạo gắn kết với nhau giữa các hộ nuôi, hình thành HTX hoặc liên minh HTX, liên kết người nuôi cá với nhà máy chế biến thức ăn, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, cùng nhau chia sẻ lợi nhuận và rủi ro để tạo nên sự phát triển bền vững

Giá cá tăng và có lãi đã kích thích người dân tái đầu tư nuôi trở lại, đây là tín hiệu đáng mừng. Dù vậy, để cho nghề nuôi cá tra phát triển bền vững hơn, ngoài vấn đề thị trường và giá cả đầu ra, việc làm cần thiết là phải có một giải pháp đồng bộ và hiệu quả từ phía nhà nước và ngành chuyên môn. Trong đó, việc qui hoạch vùng nuôi, diện tích nuôi và sự liên kết giữa doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu với người nuôi cá, nhằm đảm bảo cân đối cung và cầu để tránh hiện tượng chạy theo lợi nhuận mà nuôi cá ồ ạt dẫn đến rủi ro cao.

Đầu năm 2010, bên cạnh chuyện giá cá tăng, thị trường xuất khẩu đang có chiều hướng tốt dần lên, thì người nuôi cá lại có thêm niềm vui khác là Chính phủ đã phê duyệt đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng cho việc xây dựng thương hiệu cá tra vùng ĐBSCL. Đây sẽ là động lực để đổi mới, nâng cao cách thức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người nuôi cá, tránh sản xuất theo kiểu đại trà và thu mua cá nguyên liệu thất thường như vừa qua. Sự đầu tư của Chính phủ cũng góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà sản xuất, cân bằng giữa xuất khẩu và tiêu tụ nội địa sản phẩm cá tra và tránh tình trạng không có hợp đồng xuất khẩu.

Quốc Chiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *