Bên bờ hạnh phúc

Sau 20 năm tái lập tỉnh, từ nền kinh tế thuần nông, Vĩnh Long có bước chuyển đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế với gía trị sản suất công nghiệp tăng gấp 12 lần. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng từ dưới 10% đã tăng lên 16,24% vào năm 2011 , góp phần giúp nền kinh tế của tỉnh đạt nhịp độ tăng trưởng với tốc độ 2 con số.

Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại hóa, cải thiện đời sống người dân. Góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Tỉnh ủy Vĩnh Long lần 9 đã đề ra.

 

Sau ngày tái lập tỉnh từ năm 1992, trong 20 năm xây dựng và phát triển, Vĩnh Long luôn nỗ lực để tạo bước chuyển đổi từ một tỉnh thuần nông sang định hướng tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh. Với quy mô vừa và nhỏ, ngành công nghiệp Vĩnh Long khá đa dạng ngành nghề từ chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, gia dày, cơ khí, hóa dầu, dược phẩm,……….Giai đoạn 1992 – 2000, là giai đoạn mà ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh chuyển đổi dần sang cơ chế thị trường với tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm là 12%. Với sự chuyển đổi này đã góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành trong cơ cấu GDP của tỉnh từ mức 9,56% lên 11,93% vào năm 2000. Nâng tổng số đơn vị sản xuất công nghiệp lên 5.671 cơ sở, thu hút được gần 40.000 lao động. 

Có thể xem đây là giai đoạn tạo bước đệm cho sự phát triển của ngành công nghiệp Vĩnh Long trong 10 năm trở lại đây. Hòa cùng chủ trương hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngành công nghiệp Vĩnh Long đã có bước tăng trưởng đáng kể  với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,39%, nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh cho đến nay luôn đạt ở mức 2 con số. Đây cũng là giai đoạn chuyển đổi, thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Góp phần giúp các doanh nghiệp nhà nước thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tạo sự đổi mới trong bộ máy quản lý để tạo nên hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như ở Công ty may VĨnh Tiến, xuất phát là một đơn vị trục thuộc, khi chuyển sang cổ phần hóa, doanh nghiệp đã có những chuyển biến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người lao động. Cụ thể ở thời điểm năm 2007 thu nhập bình quân của công nhân là 1,5 triệu đồng một tháng thì đến năm 2011 đã tăng lên hơn 3,5 triệu đồng 1 tháng. Doanh nghiệp cũng là đơn vị 4 năm liền được bình chọn là doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh và được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba.

 

Với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, các khu vực kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ. Khu vực kinh tế dân doanh tăng bình quân 19%/ năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 50%/ năm. Đến năm 2011, khu vực kinh tế dân doanh chiếm tỷ trọng 58,86%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 35,23% trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Sự đống góp của mỗi doanh nghiệp đã góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội cho địa phương và tạo nên thế mạnh trong định hướng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh nói chung. 

Đến năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng gấp 12 lần so với năm 1992. Nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp Vĩnh Long đã được công nhận chất lượng ISO, được công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt các giải thưởng, huy chương vàng trong các Hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. Như ở doanh nghiệp này xuất phát từ một đơn vị sản xuất nhỏ lẻ từ năm 1989, sau quá trình thay đổi cơ chế quản lý, thích nghi nhanh với những cạnh tranh gay gắt trên thương trường đến nay, sản phẩm của doanh nghiệp đã trụ vững ở thị trường ĐBSCL, được bà con nông dân bình chọn danh hiệu thân thiết là “ bạn nhà nông” và nhiều năm liền liền được công nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao. 

Trong quá trình phát triển ngành công nghiệp, tỉnh cũng luôn chú trọng đến việc phát triển , đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. NGành thủy sản cũng là một trong những ngành nghề mới giải quyết đáng kể công ăn việc làm cho người lao động địa phương, nhất là tạo đầu ra ổn định cho ngành chăn nuôi cá tra trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần đáng kể vào việc tạo sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh hàng năm. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản luôn quan tâm đến năng lực cạnh tranh, đầu tư đổi mới công nghệ, đặc biệt là nâng cao đội ngũ quản lý nhằm đạt hiệu quat tốt nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Thực tế trên đã góp phần đưa tỷ trọng công nghiệp xây dựng  trong cơ cấu kinh tế của tỉnh từ dưới 10% vào năm 1992 tăng lên 16,24 % vào năm 2011. Đến nay, toàn tỉnh có 11.210 đơn vị sản xuất công nghiệp, thu hút 68.172 lao động. Khu vực kinh tế dân doanh chiếm tỉ lệ 96,53% trong tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Năm 2011, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 6.473,5 tỷ, tốc độ tăng trưởng đạt trên 20%, cao hơn các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh.

Sự phát triển của ngành công nghiệp Vĩnh Long sau 20 năm đã thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, tạo việc làm ổn định cho người lao động, cải thiện đời sống người dân theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 2 khu công nghiệp và 1 tuyến công nghiệp. Khu công nghiệp Hòa Phú giai đoạn 1 hiện đã lắp đầy diện tích sản xuất và tiếp tục triển khai giai đoạn 2, Khu công nghiệp Bình Minh với vị trí chiến lược, được xem là cửa ngõ nối liền TPHCM và Cần Thơ, Tuyến công nghiệp Cổ Chiên với vị trí thuận lợi cặp lộ cặp sông là những điểm phát triển công nghiệp mang tính chiến lược của tỉnh. Các doanh nghiệp tại các khu, tuyến công nghiệp đã có sự đầu tư mới, mở rộng sản xuất. Trong năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong khu, tuyến công nghiệp đạt 2.766 tỷ  đồng, chiếm 43% giá  trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Riêng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp  trong khu công nghiệp đạt 135 triệu USD, chiếm 34,6 % tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, các doanh nghiệp này cũng đã giải quyết việc làm cho hơn 12.000 lao động.

 

 

Để thúc đẩy nhanh ngành công nghiệp phát triển, đa dạng hóa ngành nghề, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì công tác xúc tiến, kêu gọi thu hút đầu tư nhằm tạo nên diện mạo mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp luôn được chú trọng thực hiện. Ngoài thực hiện chủ trương chung của chính phủ về các chính sách ưu đãi thì VĨnh Long cũng đã có nhiều nỗ lực tạo nên cơ chế thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư với các dự án lớn, tạo sự đa dạng hóa ngành nghề cũng như quy mô phát triển ngành công nghiệp cho tỉnh.

Đặc trưng trong quá trình phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Long chính là các ngành nghề mang tính chất truyền thống. Đây cũng chính là lĩnh vực thế mạnh  của các doanh nghiệp địa phương với các sản phẩm nổi tiếng lâu đời như nước chấm, bánh tráng, dưa cải chua,………..Đặc biệt là làng nghề gốm đỏ hưng thịnh một thời với thế mạnh xuất khẩu đã đem một lượng lớn ngoại tệ về cho tỉnh. Tuy hiện tại, với những khó khăn khách quan của nền kinh tế toàn cầu, làng nghề gốm đỏ đang lâm vào tình cảnh suy thoái, nhưng dòng sản phẩm này vẫn tạo cho VĨnh Long một nét đặc trưng riêng có của địa phương. Phục hưng làng nghề gốm đỏ nói riêng và các ngành nghề truyền thóng nói chung đang là nhiệm vụ trong tâm của các ngành chức năng  với những nỗ lực trong hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng quảng bá thương hiệu, tìm kiếm mở rộng thị trường giúp cho các ngành nghề truyền thống địa phương phát triển trong xu thế hội nhập. 

Năm 2012, Vĩnh Long hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP là 11,5 %, ngành công nghiệp phấn đấu đạt mức tăng trưởng 22 % so năm 2011. Và trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đã đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ với mục tiêu cụ thể cho ngành Công nghiệp – xây dựng vào năm 2015 đạt 26% và đến năm 2020 đạt 32%.

 

Trong 20 năm qua, ngành công nghiệp Vĩnh Long đã có bước chuyển tích cực theo xu thế phát triển chung của xã hội. Góp phần bảo tồn phát triển các làng nghề truyền thống, tạo thêm nhiều ngành nghề mới, khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động, tạo sự an sinh xã hội. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhận định lại năng lực sản xuất kinh doanh, cải tạo bộ máy quản lý, cải tiến công nghệ sản xuất để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng góp phần giúp Vĩnh Long có những bước phát triển mới, bền vững hơn trong những năm kế tiếp.

Kim Phụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *