Bên bờ hạnh phúc

           Đưa sản phẩm vào bán trong siêu thị là mục tiêu của nhiều nhà sản xuất. Đối với các nhà sản xuất tại địa phương thì đây còn là cách thể hiện uy tín, đẳng cấp của nhà sản xuất nhằm đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng. Qua kênh bán lẻ hiện đại này, xem như sản phẩm trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường và mở ra cơ hội lớn hơn trong việc mở rộng thị phần.

 

          Trong thời gian gần đây, người tiêu dùng trên địa bàn Vĩnh Long thấy có sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các sản phẩm sản xuất tại địa phương được đưa vào kinh doanh tại các siêu thị. Sản phẩm khá đa dạng, từ thực phẩm đến hóa phẩm. Song, nhiều nhất vẫn là hàng nông sản thực phẩm. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các nhà sản xuất địa phương tiếp cận người tiêu dùng qua kênh bán lẻ hiện đại này.

 

          Trong số các mặt hàng đưa vào siêu thị thì nước mắm là sản phẩm có ưu thế của các nhà sản xuất địa phương. Tuy không gần vùng nguyên liệu nhưng nhờ tay nghề truyền thống nên nước mắm sản xuất tại Vĩnh Long từ lâu được tiêu thụ mạnh ở ĐBSCL qua kênh bán lẻ truyền thống. Để đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị Co-op Long An, Vĩnh Long và Cần Thơ, doanh nghiệp phải tự đổi mới mình, nâng cấp về mẫu mã và chất lượng. Trong đó bao gồm đầu tư mới trên 1 tỷ đồng thiết bị nhà xưởng mới theo tiêu chuẩn Haccp và Iso. Riêng qui trình sản xuất trong môi trường chân không. Đây cũng là đề tài đạt giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa năm 2010 – 2011 của tỉnh Vĩnh Long.

 

           Sản phẩm địa phương đưa vào siêu thị trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu vẫn là hàng nông sản. Cự ly vận chuyển ngắn, hàng tươi mới mỗi ngày là lợi thế cạnh tranh. Do vậy, ngay từ khi siêu thị Co-op khai trương tại Vĩnh Long, doanh nghiệp này đã cung ứng các sản phẩm trứng gia cầm. Qua 5 năm cung ứng hàng vào siêu thị, doanh số của mặt hàng này có sự tăng trưởng, đạt bình quân tứ 60 – 65 triệu đồng/ tháng. Những mặt hàng này có hạn sử dụng chỉ từ 5 – 7 ngày nên các nhà cung cấp tại địa phương có nhiều lợi thế.

          Đó là lý do khiến cho doanh thu cung cấp vào siêu thị của các doanh nghiệp địa phương chỉ chiếm từ 10 – 20% tổng doanh thu. Như ở Công ty TNHH Đại Việt Hương, kênh tiêu thụ qua siêu thị hiện chỉ chiếm 15% sản lượng của công ty. Ngoài ra, khi đưa hàng vào siêu thị, các nhà cung cấp địa phương phải chịu sự cạnh tranh từ các thương hiệu lớn ngay tại siêu thị. Các sản phẩm thuộc ngành hóa phẩm như của doanh nghiệp này nếu muốn bán hàng tốt phải tăng cường khuyến mãi, thuê kệ riêng và phải có nhân viên chăm sóc hàng hóa.

          Do vậy, để duy trì sản phẩm trong kênh bán lẻ hiện đại, ngoài sự nỗ lực của tự thân doanh nghiệp thì vai trò của của siêu thị là quan trọng. Người  tiêu dùng thường cảm quan tốt ở những sản phẩm có địa điểm trưng bày đẹp, chính sách bán hàng hấp dẫn. Song song đó là sự ổn định về nguồn hàng, duy trì chất lượng ổn định và giá cả hợp lý. Để đạt những yêu cầu này đòi hỏi nhà sản xuất luôn tự đổi mới và hoàn thiện mình từ quá trình sản xuất đến việc đưa sản phẩm ra thị trường. 

          Quốc Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *